Chu kỳ mới cho thị trường bất động sản Quyết định các Luật Đất đai,ảođảmkhôngtạokhoảngtrốngpháplýkhithihànhsớmcácluậtvềđấtđainhàởbang xep hang giai tbn Nhà ở và Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm 5 tháng Thi hành các luật sớm hơn 5 tháng sẽ sớm giải phóng nguồn lực đất đai |
Các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tại tổ. |
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 20/6, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Các đại biểu nhận định, Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 đã thể chế hóa nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, khắc phục hạn chế, vướng mắc của các luật trước đây, đồng thời, có nhiều quy định mang tính đổi mới, tiến bộ, được người dân và xã hội kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
Nhất trí với việc để Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 sớm đi vào cuộc sống, nhiều đại biểu khẳng định đây không chỉ là mong muốn mà còn là yêu cầu đặt ra của Quốc hội khi biểu quyết thông qua các luật này nhằm giúp khơi thông nguồn lực đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân sớm được tiếp cận chính sách đổi mới theo hướng có lợi...
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn Hải Dương) cho rằng cần thực hiện nhiều biện pháp cụ thể, khả thi để thực thi pháp luật một cách đồng bộ, đảm bảo luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra tác động tích cực trong thực tiễn.
Cũng với quan điểm này, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, trong Luật Đất đai có rất nhiều quy định giao Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành khi luật chính thức có hiệu lực nhưng vẫn cần phải chờ các văn bản hướng dẫn mới có thể thực sự thi hành. Những quy định đã có rõ ràng trong luật thì sẽ được áp dụng ngay, đặc biệt là những quy định có tác động lớn tới đời sống người dân như: hỗ trợ bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chính sách với đồng bào dân tộc thiểu số; mở rộng hạn mức đối tượng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp…
Do vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ bổ sung vào báo cáo nội dung về tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật, đồng thời, Chính phủ cần nhận diện đầy đủ rủi ro, thách thức có thể phát sinh của việc điều chỉnh thời gian hiệu lực và điều khoản chuyển tiếp của các luật, chủ động có các giải pháp xử lý, khắc phục; bảo đảm không tạo ra khoảng trống pháp lý hoặc để xảy ra tiêu cực, ách tắc, khó khăn cho địa phương, người dân, doanh nghiệp…
Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị Chính phủ tính toán kỹ thời điểm điều chỉnh trên cơ sở xem xét hết sức thận trọng 2 khía cạnh. Một là tính cấp bách, cấp thiết của việc điều chỉnh thời điểm có hiệu lực của Luật từ ngày 01/8/2024; hai là mức độ đáp ứng của các điều kiện bảo đảm thi hành Luật trong trường hợp Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.
Ngoài ra, các đại biểu đề nghị Chính phủ phải cam kết chịu trách nhiệm toàn diện trước Quốc hội và nhân dân về hiệu quả của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành của các luật. Theo đó, Chính phủ cần phải đưa ra cam kết rõ ràng gắn với trách nhiệm cụ thể của các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng… nếu để chậm tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng của các văn bản hướng dẫn thi hành dưới Luật.