【bảng xếp hạng bóng đá giải vô địch quốc gia ý】Lợi dụng thông tin quy hoạch đẩy “sóng” thị trường bất động sản
Nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng với các cơn sốt đất từ thông tin quy hoạch. Ảnh: SInternet |
Thị trường BĐS sốt nóng” khi có thông tin quy hoạch
Tại tọa đàm Thị trường Bất động sản nhìn từ thông tin quy hoạch được tổ chức ngày 2/11, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, việc xuất hiện “cơn sốt” nhà, đất ở một số nơi như Mê Linh, Sóc Sơn và Đông Anh… trước hết do việc Hà Nội điều chỉnh quy hoạch chung và phê duyệt một số dự án quy hoạch phân khu, đặc biệt là phân khu đô thị sông Hồng.
Đồng thời chuẩn bị xây dựng một loạt cây cầu mới trên sông Hồng đoạn 40 km chảy qua Hà Nội, trong đó có cầu Trần Hưng Đạo, Vĩnh Tuy 2 (sắp hoàn thành)… hoàn thành Vành đai 3, xây dựng Vành đai 4 và các đường trục kết nối trung tâm với các quận, huyện của Hà Nội,… đã tạo tiền đề rất thuận lợi cho huyện như Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh... khi lên thành phố.
Bên cạnh đó, nhiều dự án khu đô thị mới, triển lãm, công viên lớn, các cụm công nghiệp trọng điểm cũng bắt đầu khởi công, thực hiện… trên địa bàn 3 huyện này, đã tạo niềm tin cho nhân dân vào kế hoạch phát triển của Hà Nội trong tương lai, gây hiệu ứng rất tốt trong xã hội.
Đây cũng là nguyên nhân để các nhà đầu cơ vốn rất nhanh nhạy với thị trường tìm đến và tạo nên "cơn sốt" nhà đất, nhất là ở khu vực thị trấn, ven thị trấn huyện lị, nơi có các dự án lớn và gần các đường giao thông chính nằm trong quy hoạch.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam, về bản chất thông tin quy hoạch các thành phố vệ tinh hay quy hoạch mở rộng đô thị của Hà Nội không mới vì đã được thể hiện trong Đồ án quy hoạch Thủ đô đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
Những thông tin gần đây thực ra chỉ là hoạt động nhắc lại kế hoạch của chính quyền UBND và HĐND TP Hà Nội để tập trung đẩy nhanh tiến độ. Trước đó, khi có thông tin quy hoạch thì thị trường BĐS các vùng như Thạch Thất, Mê Linh đã “sốt nóng” và tăng giá rất mạnh nhưng sau đó lại “vụt tắt”, rớt giá và thậm chí “âm” giá.
Giải pháp nào để chặn "sốt đất" ăn theo quy hoạch?
KTS Phạm Thanh Tùng cho rằng, về phía chính quyền, cần công khai thông tin quy hoạch một cách minh bạch và có định hướng thông tin để người dân biết.
Về phía người dân, cần hiểu rõ, khi triển khai thực hiện quy hoạch phải qua nhiều bước quy hoạch tiếp theo, như quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lúc đó mới cụ thể nơi nào là dự án nhà ở, nơi nào là công viên, là đường, là trường học…, vì thế người dân phải tỉnh táo khi đầu tư vào nơi mà chưa biết hình hài cụ thể của đô thị ra sao trong 10, 20 năm nữa.
Khuyến nghị tới nhà đầu tư giải pháp để không phải gánh hậu quả trước những thông tin quy hoạch không rõ ràng, ông Nguyễn Văn Đính cho biết cần phải xem xét quy hoạch cụ thể; các dự án phải đúng quy định pháp luật; được phê duyệt; có pháp lý đầy đủ, rõ ràng.
Thực tế có sự bùng nổ về giá ở một số khu vực khi có thông tin về quy hoạch, nhưng hầu hết chỉ mang tính tận dụng, lợi dụng thông tin để đẩy “sóng” thị trường lên chứ không phải là sự thật.
Đơn cử, khu vực Hoài Đức (Hà Nội) đã từng bùng lên “sốt đất" khi thông tin lên quận, nhưng cuối cùng chỉ có vài khu dân cư nhỏ tăng giá.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà & Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, để ngăn chặn cơn “sốt đất”, tháng 3/2021 Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án BĐS đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính,… tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số địa phương chưa thực hiện hoặc đăng tải với số lượng rất hạn chế.
Do đó, cuối tháng 10/2021, Bộ Xây dựng tiếp tục ký công văn đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tiếp tục thực hiện đăng tải thông tin hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, trước khi mua nhà, đất, người dân nên tìm hiểu kỹ các thông tin quy hoạch, đồ án quy hoạch chứ không chạy theo tâm lý đám đông. Để tìm hiểu thông tin quy hoạch, người dân có thể lên mạng vào cổng thông tin quy hoạch quốc gia để tra, hoặc có thể đến chính quyền địa phương đề nghị cung cấp các thông tin liên quan đến quy hoạch theo quy định.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Công bố thứ tự thi của 4 thí sinh tranh tài chung kết Đường lên đỉnh Olympia
- ·Nhập nhầm điểm khiến thí sinh từ trượt thành thủ khoa: Hội đồng chấm thi xin lỗi
- ·Trạng nguyên Việt nào từng giúp vua Minh cầu mưa, giải hạn?
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Nhập nhầm điểm khiến thí sinh từ trượt thành thủ khoa: Hội đồng chấm thi xin lỗi
- ·Vị tướng nào từ người huấn luyện chó trở thành khai quốc công thần?
- ·Từ công nhân trở thành dịch giả nổi tiếng
- ·Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- ·Việt Nam giành 54 huy chương vàng Olympic quốc tế trong 5 năm qua
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Phát hiện nhiều sai phạm trong tuyển sinh, đào tạo tại 2 đại học
- ·Vị tướng nào từ người huấn luyện chó trở thành khai quốc công thần?
- ·Sứ thần nào của Đại Việt bị hoàng đế nhà Minh sát hại vì 'quá thẳng thắn'?
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·Quán quân Olympia 2024: Ấp ủ giấc mơ chinh phục vòng nguyệt quế từ lớp 1
- ·Du học châu Âu – những chân trời rộng mở
- ·Tỉnh nào có đường biên giới dài nhất Việt Nam?
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·Đề minh hoạ môn Sinh học thi tốt nghiệp THPT 2025