BP - Bộ luật Dân sự hiện hành (năm 2005) đã được Quốc hội khóa XI,ẽhởgiữahaiđạoluậlịch thi đấu quốc gia pháp kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005. Tại Điều 3 của bộ luật có quy định như sau: Bộ luật Dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự được xác lập từ ngày bộ luật này có hiệu lực, trừ trường hợp được bộ luật này hoặc nghị quyết của Quốc hội có quy định khác. Bộ luật Dân sự được áp dụng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Như vậy, trong bộ luật này không quy định về giá trị pháp lý so sánh của Bộ luật Dân sự năm 2005 với các luật khác.
Còn tại các khoản 1, 2, 3 trong Điều 4 của Bộ luật Dân sự 2015 (được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24-11-2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2017), có quy định như sau: Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của bộ luật này. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm Khoản 2, điều này thì quy định của bộ luật này được áp dụng.
Trong khi đó, tại Điều 83 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành (đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 3-6-2008 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2009), có quy định như sau: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
Từ xưa tới nay, đông đảo người dân khi áp dụng pháp luật thì chỉ căn cứ vào hiệu lực của văn bản pháp luật đó, đồng thời thường là ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành hơn luật chung. Trong khi đó, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì giá trị giữa luật và bộ luật là như nhau (cụ thể là giá trị giữa Bộ luật Dân sự và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là như nhau) và vẫn giữ nguyên quy định về áp dụng văn bản pháp luật: Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
Và điều muốn nói ở đây là khi Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực thi hành nhưng trong hai đạo luật này quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản nào? Và nếu sau này có một luật chuyên ngành nào đó mà chứa đựng những quy định riêng biệt trái với nguyên tắc dân sự thì sẽ áp dụng luật nào? Đây chính là kẽ hở trong hai văn bản pháp luật nói trên, rất mong các cơ quan chức năng xem xét và sớm có kiến nghị sửa đổi, bổ sung vấn đề trên để những quy định của hai luật này thực sự đi vào cuộc sống.
N.V