Quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ 2021-2030,ạnchếchuyểnđổiđấtlúasangđấtphinôngnghiệkết quả bóng đá ý 2 tầm nhìn đến năm 2050 Làm rõ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng để thực hiện dự án Quốc hội thông qua Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự hiệu quả |
Chiều 29/10, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trình bày Tờ trình về dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025).
Quy hoạch đất thiếu tầm nhìn dài hạn
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2011-2020 cơ bản đã đạt được các chỉ tiêu mà Quốc hội quyết định (bình quân đạt 85,35%). Có 14 chỉ tiêu đạt trên 90%, 6 chỉ tiêu đạt từ 70 - 90%, 1 chỉ tiêu đạt từ 50 - 70% và 4 chỉ tiêu đạt dưới 50%.
“Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước thống nhất quản lý, phân bổ nguồn lực đất đai cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.
Ủy ban Kinh tế đề nghị hạn chế chuyển đổi đất lúa sang đất phi nông nghiệp. Ảnh: QH |
Tuy nhiên theo Bộ trưởng, công tác quy hoạch vẫn còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế, như: Hệ thống quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo đồng bộ, kết nối, thiếu tầm nhìn dài hạn. Dự báo sử dụng đất chưa sát với nhu cầu, việc phân bổ một số chỉ tiêu sử dụng đất chưa phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương. Việc tổ chức lập, thực hiện quy hoạch còn là khâu yếu; công tác giám sát, kiểm tra việc xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch chưa nghiêm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).
Theo Bộ này, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tài nguyên đặc biệt, phải đảm bảo có tầm nhìn dài hạn, tổng thể, đáp ứng các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhanh, bền vững; phải đi trước một bước và đảm bảo tính liên vùng, liên tỉnh, kết nối giao thông, hành lang kinh tế ven biển…
Quy hoạch phải đáp ứng yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển văn hóa xã hội, bảo vệ các hệ sinh thái, giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; đảm bảo độ che phủ rừng ổn định ở mức 42 - 43%.… kết nối các hành lang kinh tế, vùng động lực.
Tầm nhìn đến năm 2050, theo báo cáo của Chính phủ, tài nguyên đất được sử dụng hiệu quả, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại.
Chuyển đổi nhưng vẫn phải bảo vệ đất lúa
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo thẩm tra về vấn đề này.
Theo Ủy ban Kinh tế, để hạn chế tối đa những chồng chéo, mâu thuẫn, đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) quốc gia với các quy hoạch có liên quan.
Bên cạnh đó, để có đầy đủ căn cứ thực hiện thu hồi đất, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương khẩn trương hoàn thiện và trình phê duyệt quy hoạch tỉnh.
Ủy ban Kinh tế đã cho ý kiến đối với các chỉ tiêu đất cụ thể. Về đất trồng lúa, theo Ủy ban này, quy hoạch đất trồng lúa đã cơ bản bám sát Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa. Theo đề xuất của Chính phủ, trong số 3,568 triệu ha đất trồng lúa, có thể cho phép quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng linh hoạt với diện tích khoảng 300 nghìn ha, nhưng được bảo vệ, không làm thay đổi tính chất, các điều kiện phù hợp để khi cần thiết vẫn trồng lúa trở lại.
“Trên thực tế ở một số nơi, việc sử dụng đất trồng lúa để trồng các cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản đang diễn ra và về mặt kinh tế có thể hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đất chuyên trồng lúa là loại đất đặc biệt có đặc trưng riêng về thành phần lý hóa tính, cùng với hệ thống thủy lợi được đầu tư rất lớn, trong thời gian dài. Do đó, việc chuyển đổi đất chuyên trồng lúa sang sử dụng cho các mục đích nông nghiệp khác phải đi kèm điều kiện không hủy hoại các đặc trưng cơ bản nhất của đất lúa”, ông Vũ Hồng Thanh cho hay.
Bên cạnh đó, theo dự thảo quy hoạch, diện tích đất lúa đến năm 2030 giảm 348,77 nghìn ha nhưng giảm tập trung tại vùng Đồng bằng sông Hồng (101,8 nghìn ha), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (88,56 nghìn ha)… và nhiều diện tích sẽ được chuyển sang đất phi nông nghiệp (trong đó có khu công nghiệp). Để quản lý chặt chẽ đất lúa, Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát, hạn chế việc chuyển đổi đất lúa (nhất là đất chuyên trồng lúa) tại các vùng có tiềm năng trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp./.
10 năm đất lúa giảm hơn 200 nghìn ha, đất phi nông nghiệp tăng tương ứng Phương án quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, theo báo cáo của Chính phủ: Đất nông nghiệp chỉ tiêu được Quốc hội quyết định đến năm 2020 của cả nước là 27,04 triệu ha. Năm 2020, diện tích đất nông nghiệp có 27,98 triệu ha đảm bảo chỉ tiêu Quốc hội quyết định; ể đáp ứng mục tiêu an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo độ che phủ rừng đạt 42 - 43% và tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp quy hoạch đến năm 2030 có 27,73 triệu ha, giảm 251,22 nghìn ha. Trong đó: Đất trồng lúa, trong 10 năm qua giảm 202,93 nghìn ha. Năm 2020, cả nước có 3,92 triệu ha đất trồng lúa. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất rừng sản xuất, năm 2020, cả nước có 15,40 triệu ha đất lâm nghiệp. Đất phi nông nghiệp 10 năm qua tăng 226,04 nghìn ha, năm 2020 có 3,93 triệu ha... Đất đô thị, cả nước hiện có 2,03 triệu ha (gồm các loại đất nằm trong phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn; các khu đô thị mới đã hình thành thuộc phạm vi phát triển đô thị). |