当前位置:首页 > World Cup

【giai ngoai hang anh hom nay】Huế có thêm “mùa giao cảm”

Bìa hai tập san Giao cảm 

Hai số đầu tiên xuất bản vào tháng 5 và tháng 10 năm 2023 đã thực sự cuốn hút người đọc. Những vấn đề về Giáo dục học, về các ngành khoa học khác từ Toán học, Vạn vật, Vật lý, Lịch sử, Âm nhạc, Môi trường đến Văn học (bao gồm cả sáng tác và phê bình, nghiên cứu, dịch thuật) được các tác giả trình bày một cách hấp dẫn và thú vị. Thuở đó, mỗi khóa tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Huế đều được lấy tên của một danh nhân nước Việt để đặt tên. Khóa 1971-1975 được đặt tên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp - một danh sĩ thời Tây Sơn.

Đọc tập san “bách khoa” này, người đọc sẽ thấy giá trị của trường sư phạm và nền giáo dục mà các sinh viên được thụ hưởng một thời. Nền giáo dục ấy, ngôi trường ấy đã đào tạo nên những nhà sư phạm thực sự với trí tuệ, tài năng, tài hoa và tình cảm thể hiện rõ trong từng trang viết.

Buổi ra mắt Giao cảm tại Huế  

Mở đầu cả hai tập sách, nhóm chủ biên trang trọng trình bày bài viết của các giáo sư tài danh từng đào tạo bao thế hệ sinh viên sư phạm Huế.

Giáo sư Hà Thúc Hoan vẫn còn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục với ba bài viết “Thử phác hoạ chân dung nhà giáo”, “Một góc nhìn thi cử, học tập, giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Huế” và “Học làm người trước khi học lấy chữ”.

Đọc “Vài sự việc khó quên trong đời một nhà giáo” của Giáo sư Huỳnh Ngọc Phiên kể lại cuộc đời đi học, đi dạy và nghiên cứu khoa học của mình, người đọc cũng sẽ khó quên vẻ đẹp và vai trò của Toán học được kể lại một cách thú vị bên cạnh tấm gương vượt khó của một trí thức du học đã khẳng định được mình trong những năm tháng đèn sách ở xứ người.

Với tản văn “Tiếng chim tu hú”, Giáo sư Huỳnh Ngọc Phiên lại bày tỏ nỗi khắc khoải, âu lo và tiếc nuối vì sự biến mất của chủng loài này trên mảnh đất quê hương. Trong nỗi niềm này, ta nhận ra vẻ đẹp tâm hồn và trách nhiệm sinh thái của người “viết vì một thế giới lâm nguy”.

Cũng trong đề tài về giáo dục, bạn đọc sẽ được hiểu rõ hơn về mô hình trường Trung học Kiểu Mẫu trực thuộc các Trường Đại học Sư phạm từ 1964 đến 1975 của nhà giáo Trần Dư Sinh - cựu giáo sư của Trường trung học Kiểu Mẫu Huế.

Giao cảm là tập san mang tính “bách khoa” do các tác giả là cựu sinh viên nhiều khoa khác nhau (Việt Hán, Ngoại ngữ, Sử-Địa, Lý-Hóa, Sinh, Toán...) của Đại Học Sư Phạm Huế trước 1975.

Giao cảm có nội dung phong phú, bút pháp đa dạng, thay đổi “khẩu vị” liên tục nên có sức hấp dẫn rất lớn đối với người đọc. “Nguyễn Lộ Trạch, kẻ sĩ đau đáu khát vọng duy tân” của Hoàng Dục, “Laser - nguồn sáng diệu kỳ” của Lê Đình, “Hoài niệm về Tùng Thiện Vương Miên Thẩm” của Ngô Thời Đôn, “Thơ Trần Hoàng Phố - Cảm thức hư không và nỗi cô đơn bản thể” của Trần Hoài Anh là những tiểu luận đậm chất học thuật rất cần thiết cho giới chuyên môn.

Những tác phẩm thơ văn rất đặc sắc như truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, Trần Duy Phiên, Nguyễn Thị Duyên Sanh, Hương Thuỷ…; thơ của Đinh Tấn Phước, Hồ Sĩ Bình, Trần Hoàng Phố, Nguyễn Công Thắng, Nguyễn Văn Gia, Tôn Nữ Thu Thuỷ, Nguyễn Viết An Hoà…; tản văn, tạp bút của Nguyễn Thị Hoà, An Nhiên, Vĩnh Bá, Nguyễn Thị Nga, Bội Hoa… cũng là một dấu ấn đẹp của hai tập san. Ngoài ra, còn có những bài ghi lại hồi ức về thầy, về bạn, về trường lớp đầy xúc động. Đó là chút tình với Huế, với ngôi trường đẹp đẽ và thơ mộng.

Ban biên tập cho biết Giao cảm sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng như là một tập san của cựu sinh viên Trường đại học Sư phạm Huế, để đều đặn phát hành trong năm. Xứ Huế ngoài bốn mùa của đất trời, nay có thêm “mùa giao cảm”!

 

分享到: