Hưởng ứng Festival Huế 2018,ắmtinhhoacổvậthộitụbxh colombia primera b chiều 24/4, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam, Câu lạc bộ Sưu tầm Cổ vật Huế tổ chức lễ tiếp nhận hiện vật và khai mạc triển lãm “Huế - Nơi hội tụ những cổ vật tinh hoa”. Đến dự có ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Triển lãm giới thiệu đến người xem hơn 240 cổ vật, chủ yếu là chén, dĩa, ché, ấm trà... bằng sứ thuộc sưu tập của các nhà sưu tầm cổ vật: Lê Hội, Trần Thanh Tuấn, Dương Văn Dũng và thầy Thích Pháp Lạc. Đây là những món đồ gốm sứ Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, đặc biệt là dòng gốm sứ ký kiểu của các triều đại phong kiến Việt Nam, từ thời Lê Trịnh đến thời Nguyễn, được trưng bày theo 4 chủ đề, gồm: Đồ sứ thời Lê - Trịnh, đồ sứ thời chúa Nguyễn, đồ sứ thời Tây Sơn và đồ sứ thời nhà Nguyễn.
Các nhà sưu tầm cổ vật trao tặng hiện vật cho Bảo tàng Lịch sử
Nhà sưu tầm cổ vật Lê Hội cho biết: “Với triển lãm này, chúng tôi giới thiệu đặc trưng của dòng gốm sứ văn hóa Việt nói chung và văn hóa Kinh đô Phú Xuân - Huế nói riêng qua các thời kỳ. Các hiện vật đa dạng và đa chủng loại, thuộc dòng gốm sứ hoa lam thương mại ký kiểu của Việt Nam đặt làm tại Trung Hoa từ thế kỷ XVIII - XIX. Qua quá trình sưu tầm, chúng tôi sở hữu những hiện vật gốm sứ hoa lam mang đậm nét văn hóa Việt, gồm những thi phẩm của chúa Nguyễn Phúc Chu được ghi trên đồ sứ, những món đồ đặc trưng của Đàng Ngoài, thời Tây Sơn và thời Nguyễn. Chúng tôi luôn tìm tòi và sưu tầm nhiều cổ vật thuộc về văn hóa Huế bằng nhiều con đường khác nhau, kể cả đấu giá những cổ vật liên quan đến Huế ở nước ngoài”.
Đến với triển lãm “Huế - Nơi hội tụ những cổ vật tinh hoa”, người dân, du khách trong và ngoài nước, những người yêu văn hóa và đam mê cổ ngoạn có thêm không gian văn hóa tìm về dấu xưa, những cổ vật nhuốm màu thời gian gợi cho người xem ký ức về một thời hoàng kim xa vắng đã hội tụ ở Thừa Thiên Huế. Mỗi cổ vật là một câu chuyện văn hóa.
Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử chia sẻ: “Tiếp cận với cổ vật, ta có thể nhận ra một phần chân dung lịch sử nước nhà, để cảm nhận được hồn đất nước lặng trong từng cổ vật, nét hoa văn gợi nhớ một vương triều… Hy vọng rằng, sau khi tiếp cận với các cổ vật qua chuyên đề “Huế - Nơi hội tụ những cổ vật tinh hoa”, mỗi người sẽ tự mình tìm trong vốn cổ lời sông núi, văn hóa tiền nhân mãi sáng soi, những gì tinh túy nhất của hồn dân tộc, để tìm về nét xưa, nơi có ký ức của thời gian và lịch sử”.
Đồ sứ ký kiểu triều Nguyễn
Cũng theo ông Cao Huy Hùng, với những cổ vật quý hiếm, có giá trị lịch sử lần đầu tiên ra mắt công chúng, các nhà sưu tập ở Huế muốn gửi đến công chúng tâm huyết với di sản văn hóa dân tộc mà tiền nhân để lại. Họ luôn khao khát, trăn trở, mong muốn được góp phần vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc. “Tình yêu và lòng đam mê, trân quý cổ vật, trân quý tinh hoa văn hóa dân tộc chính là nguồn cảm hứng đã đưa các nhà sưu tầm cổ vật đến với bảo tàng, kết nối các nhà sưu tập cổ vật khắp các vùng miền Tổ quốc. Nếu không có sự giúp đỡ quý báu đó, chúng tôi cho dù có bỏ ra một khoản kinh phí lớn cũng chưa chắc đã huy động được hàng trăm cổ vật quý hiếm, có giá trị lịch sử, văn hóa và vật chất to lớn để tổ chức trưng bày, triển lãm này”, ông Hùng nhấn mạnh.
Dịp này, Bảo tàng Lịch sử tiếp nhận hơn 260 hiện vật do 56 nhà sưu tầm cổ vật là hội viên của Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam, Hội viên Hội Cổ vật và các nhà sưu tầm cổ vật các tỉnh phía Nam hiến tặng. Ông Cao Huy Hùng cho biết, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng kể từ khi nhận thư ngỏ của Bảo tàng Lịch sử, 56 nhà sưu tầm cổ vật đã hiến tặng hơn 260 hiện vật gồm nhiều loại hình khác nhau cho Bảo tàng Lịch sử. Những hiện vật này sẽ góp phần làm phong phú sưu tập gốm, sứ của các vùng miền tụ hội tại bảo tàng; đồng thời, phác họa bức tranh lịch sử gốm sứ trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, góp phần giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Hình ảnh một số cổ vật được trưng bày tại triển lãm:
Độc bình, ché, liễn có niên đại từ thế kỷ XVIII, XIX
Những món đồ sứ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày nhưng vô cùng tinh tế
Nữ trang thế kỷ XIX
Đồ sứ thời chúa Nguyễn từ thế kỷ XVIII
Triển lãm còn trưng bày những hiện vật từ thế kỷ XIX được phát hiện tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền
Chiếc đôn từ thế kỷ XIX được phát hiện tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền
Cán bộ Bảo tàng Lịch sử giới thiệu triển lãm với khách tham quan
Bài, ảnh, clip:Minh Hiền