当前位置:首页 > Cúp C2

【nhan dinh uruguay】Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 20/1/2016

IS xác nhận đao phủ Jihadi John bị tiêu diệt

Tổ chức chuyên theo dõi thông tin tình báo SITE cho biết Jihadi John  là công dân Anh gốc Ả rập Mohammed Emwazi,̉ngbốISvànhữngtintứcmớicậpnhậtngànhan dinh uruguay thường được tạp chí Dabiq của tổ chức khủng bố IS gọi bằng biệt danh Abu Muharib al-Muhajir.

IS xác nhận tên đao phủ này đã bị tiêu diệt trong một trận không kích của liên quân Anh - Mỹ ở thành phố Raqa của Syria. Một máy bay không người lái của Mỹ đã bắn trúng xe hơi của John và khiến y chết ngay tại chỗ. Jiahadi John vốn khét tiếng là một phiến quân máu lạnh với  những đoạn phim chiếu cảnh y hành quyết các con tin phương Tây.

Hồi tháng 8/2014, tên đao phủ khát máu này xuất hiện lần đầu tiên trong đoạn phim chặt đầu nhà báo tự do người Mỹ James Foley, vốn bị IS bắt cóc ở Syria hai năm trước đó. Trong phim, nhà báo Foley mặc đồ tù nhân màu cam, quỳ gối trong Jiahadi John đứng phía sau, mặc đồ đen và cầm dao.

Tổ chức khủng bố IS chính thức xác nhận Jihadi John đã bị tiêu diệt Tổ chức khủng bố IS chính thức xác nhận Jihadi John đã bị tiêu diệt 

Sau đó, tên này còn xuất hiện trong loạt đoạn phim tương tự khi y hành quyết nhà báo Mỹ Steven Sotloff, nhân viên cứu trợ người Mỹ bdul-Rahman Kassig, hai nhân viên cứu trợ người Anh David Haines và Alan Henning, nhà báo người Nhật Bản Kenji Goto và một số con tin khác.

Người phát ngôn căn cứ quân sự Mỹ ở Baghdad (Iraq), Steve Warrant cho biết các cơ quan tình báo đã theo dõi  ihadi John trong một thời gian dài. “Tên này là một loại động vật lai người. Tiêu diệt hắn có lẽ sẽ làm cho thế giới tốt hơn" - ông Warrant nhấn mạnh. Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng nếu thông tin này chính xác thì cái chết của đao phủ Jihadi John là đòn đánh vào trung tâm của khủng bố IS, theo Tuổi  Trẻ.

Đan Mạch trực tiếp tham gia chống IS tại Syria

Dân Trí đưa tin, trong bức thư được công bố ngày 18/1, Đan Mạch đã đề cập trực tiếp tới khả năng tham gia liên minh chống khủng bố IS. Nội dung bức thư có đoạn viết: "Vương quốc Đan Mạch sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết và hợp lý để chống cái gọi là Nhà nước Hồi giáo ở Iran và vùng Cận Đông tại Syria".

Sau đó, Bộ Ngoại giao Đan Mạch cũng ra thông báo cho biết nước này đang tham gia vào quá trình xây dựng một trạm radar để theo dõi tình hình tại Syria từ Iraq.

Lực lượng đặc nhiệm của Đan MạchLực lượng đặc nhiệm của Đan Mạch

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đan Mạch nói: "Đan Mạch đang tham gia vào quá trình xây dựng một hệ thống radar ở Iraq. Đây là công trình được triển khai để hỗ trợ cho các máy bay chiến đấu Đan Mạch tham gia chống IS ở Syria và Iraq". Năm ngoái, Đan Mạch từng điều phi đội có 7 chiếc F-16 tới tham gia chiến dịch chống khủng bố IS tại Iraq. Sau đó, nước này đã rút phi đội này về hồi tháng 9/2015 và dự kiến sẽ triển khai trở lại trong mùa xuân năm nay.

Sau các vụ tấn công khủng bố đẫm máu do Nhà nước Hồi giáo IS tiến hành ở thủ đô Paris của Pháp làm 130 người thiệt mạng, Ngoại trưởng Đan Mạch Kristian Jensen từng tuyên bố nước này sẽ khởi động lại chiến dịch chống IS.

Khoảng 3.500 người phải làm nô lệ cho IS ở Iraq

Theo VnExpress, phái đoàn Hỗ trợ Iraq và văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng 3.500 người "phải làm nô lệ cho Nhà nước Hồi giáo (khủng bố IS)" ở Iraq. "Những người này hầu hết là phụ nữ và trẻ em, chủ yếu đến từ cộng đồng người Yazidi. Số còn lại đến từ các cộng đồng dân tộc và tôn giáo thiểu số khác", Reutersdẫn báo cáo chung của hai cơ quan trên cho biết.

Nhóm phiến quân IS đang kiểm soát nhiều phần lãnh thổ ở Iraq và quốc gia láng giềng Syria đã thực hiện nhiều hành động bạo lực mà "trong một số trường hợp có thể coi là tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và diệt chủng". Báo cáo mô tả chi tiết các cuộc hành quyết của IS bằng cách bắn, chặt đầu, chèn xe qua người, thiêu sống hoặc ném nạn nhân từ trên nóc nhà xuống đất.

Các tay súng thuộc tổ chức khủng bố IS Các tay súng thuộc tổ chức khủng bố IS 

Theo báo cáo, Liên Hợp Quốc có thông tin về số binh sĩ nhí đã thiệt mạng và xác thực khoảng 800 đến 900 trẻ em ở Mosul bị bắt cóc để huấn luyện quân sự và tôn giáo.

"Ngay cả những con số thương vong này cũng không thể phản ánh chính xác mức độ khủng khiếp mà dân thường đang phải chịu đựng ở Iraq", ông Zeid Ra'ad Al Hussein, đứng đầu cơ quan về nhân quyền Liên Hợp Quốc, cho biết trong một thông báo. "Những con số này mới chỉ là thương vong do bạo lực và còn nhiều người chết vì thiếu thực phẩm, nước uống hoặc chăm sóc y tế".

Hoàng Anh(T/h)

Giá vàng hôm nay 20/1/2015 trượt dốc, đô la tăng trở lại

分享到: