Kiểm soát chặt tại các khâu đồng ruộng,ếtchặtantoànvệsinhthựcphẩmdịpTếkết quả bóng đá c2 châu âu giết mổ và các chợ để đảm bảo ATTP dịp Tết. Nhan nhản thực phẩm bẩn Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Nafiqad) cho biết: Từ cuối tháng 10 đến nay, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra chặt chẽ chất lượng ATTP đối với các hàng hóa có nguồn gốc động vật cũng như thực vật NK vào Việt Nam. Từ ngày 30-10 đến ngày 5-12, cơ quan chức năng đã lấy 96 mẫu rau, củ, quả từ tổng số 9.052 lô hàng có nguồn gốc thực vật NK vào Việt Nam để kiểm tra ATTP. Kết quả, phát hiện 8 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép (gồm 2 mẫu củ cải trắng, 5 mẫu quýt và 2 mẫu cà rốt). Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu: Số lượng mẫu rau, củ, quả nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng như trên chiếm khoảng 8,3% là tương đối lớn. “Đó chỉ là những con số được cơ quan chức năng phát hiện. Thực chất, trong quá trình lưu thông, buôn bán, thương lái sẽ còn tiếp tục sử dụng các chất bảo quản khiến sản phẩm hàng hóa thêm thiếu an toàn. Dịp cuối năm, lượng rau, củ, quả NK sẽ ngày càng nhiều hơn nên các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng”, bà Thu nhấn mạnh. Trong chăn nuôi, vấn đề sử dụng kháng sinh, chất cấm vẫn tồn tại. Ông Nguyễn Như Tiệp cho hay: Kết quả thực hiện chương trình giám sát chất lượng thịt gia súc, gia cầm tại các tỉnh miền Bắc đã phát hiện 4/54 mẫu thịt gà có Campylobacter sppp (một loại vi khuẩn gây tiêu chảy); 6/40 mẫu gà dương tính với Chloramphenicol và Furazolidon ( đây là hai chất cấm sử dụng trong chăn nuôi), và 4/40 mẫu phát hiện Tetracycline (kháng sinh dùng trong thú y) vượt giới hạn dư lượng tối đa cho phép. Thanh tra Bộ NN&PTNT cũng vừa ra quyết định xử lý vi phạm hành chính với một DN NK trâu bò từ Thái Lan chưa qua kiểm dịch. Gần đây lại có thông tin, một số cơ sở chăn nuôi tiếp tục sử dụng chất cấm Beta agonis (chất tạo nạc) trong chăn nuôi, Thanh tra đang phối hợp với cơ quan an ninh xác minh, làm rõ thông tin để kịp thời xử lý. Không để “một số người làm hại muôn người” Thứ trưởng Thu đánh giá, kết quả trên cho thấy, việc triển khai thực hiện Thông tư 14 về kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp nông, lâm, thủy sản, ATTP chưa hiệu quả. Thực tế là, những nơi nào có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương thì nơi đó kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP tương đối tốt. Tuy nhiên, số địa phương làm tốt rất ít, đa phần thường phàn nàn thiếu kinh phí, không có nhân lực nên né tránh. Các lĩnh vực triển khai chưa đồng đều, thời gian qua mới chỉ tập trung kiểm soát chất lượng thuốc bảo vệ thực vật, cơ sở giết mổ, thức ăn chăn nuôi, cơ sở thủy sản nhưng chất lượng cây, con giống dường như bị bỏ ngỏ. Trong khi đó, người dân kêu ca, phàn nàn rất nhiều về tình trạng các loại giống cây trồng, giống vật nuôi giả, kém chất lượng bị đưa ra bán tràn lan ngoài thị trường gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Đồng tình với quan điểm này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát thừa nhận, năm qua, việc thực hiện Thông tư 14 còn chậm trễ do sự yếu kém trong chỉ đạo, điều hành. Các cơ quan của Bộ gần như không làm gì hoặc làm theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, thiếu hiệu quả. Bộ trưởng dẫn chứng, trong tổng số 22.000 cơ sở đăng ký sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, cơ quan chức năng mới kiểm tra được hơn 2.800 cơ sở; có hơn 10.000 cơ sở đăng ký kinh doanh thuốc thú y, nhưng cũng chỉ kiểm tra được 2.000 nơi; cả nước hiện có 17.400 cơ sở giết mổ nhưng mới kiểm tra được hơn 2.000 điểm, và đặc biệt có hơn 1.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nhưng mới kiểm tra được 34 đơn vị. Bộ trưởng chỉ đạo: Các đơn vị cần nhận rõ trách nhiệm tới từng cá nhân, phát hiện sai phạm phải xử lý triệt để. Đơn cử như việc, đối với các cơ sở xếp loại C, nếu tái kiểm tra vẫn ở mức C thì cần làm mạnh tay hơn. Thậm chí, nếu cơ sở mãi không biến chuyển thì phải buộc dừng hoạt động. “Chúng ta không thể mãi nhân nhượng, không để tình trạng một số người làm hại muôn người”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, từ nay tới tết Nguyên đán, lượng tiêu thụ thực phẩm tăng mạnh. Do đó, toàn ngành đặt nhiệm vụ kiểm soát, đảm bảo ATTP lên hàng đầu. Việc kiểm tra, kiểm soát phải cần có trọng tâm, trọng điểm, đi sâu vào từng mặt hàng, từng khâu, từng địa phương. Cụ thể, cuối năm, người dân quan tâm nhiều tới mặt hàng rau quả, cá, thịt nên cần kiểm soát chặt các mặt hàng này. Đối với rau quả, kiểm soát chặt tại khâu đồng ruộng để tránh tình trạng người dân sử dụng chất tăng trưởng. Đối với thịt, cá, khâu giết mổ và tại các chợ tiêu thụ phải đặc biệt coi trọng. Việc tăng cường kiểm soát này tập trung trọng điểm vào hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM cùng các tỉnh, thành phụ cận. Thứ trưởng Thu bổ sung: Ngoài các vấn đề kiểm soát chặt chất lượng hàng hóa trong nước, vừa qua, cơ quan chức năng đã phát hiện một số người đặt hàng các cơ sở từ bên kia biên giới sản xuất vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật giả đưa về Việt Nam tiêu thụ. Đây là đường dây phức tạp, khó kiểm soát nên các đơn vị thuộc Bộ cần nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác như Hải quan, Biên phòng để phát hiện, ngăn chặn kịp thời, tránh hậu qủa khôn lường. Theo liệu của 15/25 tỉnh gửi báo cáo tháng 11 về Bộ NN&PTNT và số liệu lũy kế 11 tháng: Số cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệm và sản phẩm nông, lâm, thủy sản được kiểm tra đánh giá lần đầu xếp loại loại C (không đạt tiêu chuẩn) chiếm tới 25%. Đặc biệt, số cơ sở loại C được tái kiểm tra còn thấp, hầu như các tỉnh chưa tổ chức tái kiểm tra. Các đoàn kiểm tra cũng tiến hành kiểm tra, đánh giá tại 18 công ty sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, kết quả cho thấy 2 cơ sở xếp loại C (chiếm 15,38%). |
Theo Hải quan |