【ti le keo nha kai】SCIC ghi nhận lợi nhuận hơn 3.000 tỷ đồng sau 6 tháng năm 2023
Phê duyệt kế hoạch sản xuất,ậnlợinhuậnhơntỷđồngsauthángnăti le keo nha kai kinh doanh và đầu tư năm 2023 của SCIC Dự kiến thoái vốn nhà nước tại 73 doanh nghiệp trong đợt 1 năm 2023 Chuyển giao một doanh nghiệp dược 65% vốn nhà nước sang SCIC |
SCIC đã phấn đấu triển khai tốt kế hoạch kinh doanh và đạt được những kết quả tích cực. Ảnh: ST |
Theo báo cáo của SCIC, về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, tổng doanh thu của SCIC đến 30/6/2023 đạt 2.663 tỷ đồng, bằng 40% so với kế hoạch năm 2023 do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt.
Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt 3.209 tỷ đồng, tương ứng 110,5% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.083 tỷ đồng, tương ứng 106,2% kế hoạch năm (bao gồm khoản hoàn nhập trích lập dự phòng); nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 126 tỷ đồng.
Về kết quả triển khai các hoạt động 6 tháng đầu năm 2023, bên cạnh công tác tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, SCIC đã tập trung thực hiện các biện pháp quản trị thông qua vai trò cổ đông nhà nước, tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, xử lý tồn tại phát sinh tại các doanh nghiệp trong danh mục, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty có quy mô vốn lớn, mới tiếp nhận có tình hình tài chính phức tạp.
Bên cạnh đó, SCIC đã xây dựng và thực hiện phương án tái cơ cấu doanh nghiệp; tăng cường công tác quản trị đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có vốn nhà nước chi phối, có vai trò quan trọng trong danh mục của SCIC; thực hiện quản trị doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt; gửi công văn hướng dẫn người đại diện và hội đồng quản trị các doanh nghiệp tổ chức đại hội cổ đông theo đúng quy định.
Ngoài ra, SCIC tiếp tục tập trung triển khai công tác quản trị, tái cơ cấu tại các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thủy sản Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Licogi...
Cụ thể, vào đầu tháng 6/2023, SCIC và Bộ Y tế đã ký biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Dược Việt Nam – CTCP với vốn nhà nước là 1.540 tỷ đồng trên vốn điều lệ 2.370 tỷ đồng.
Lũy kế đến 30/6/2023, danh mục doanh nghiệp của SCIC là 113 doanh nghiệp với tổng vốn nhà nước theo giá trị sổ sách là 49.353 tỷ đồng trên tổng số vốn điều lệ là 168.121 tỷ đồng.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị sơ kết của SCIC mới đây, ông Hồ Sỹ Hùng, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã yêu cầu SCIC trong giai đoạn tới cần cần tập trung nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh vốn với định hướng rõ nét hơn, trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mang lại hiệu quả và những dự án then chốt, trọng yếu, tạo sức lan tỏa và dẫn dắt, mở đường cho các thành phần kinh tế khác cùng đầu tư và phát triển. Từng bước nghiên cứu chuyển đổi mô hình hoạt động của SCIC theo mô hình tổ chức đầu tư chuyên nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ là nhà đầu tư của Chính phủ.
Năm 2023, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giao chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của SCIC với doanh thu là 6.657 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 2.903 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước là 2.881 tỷ đồng, vốn tiếp nhận trong năm là 21.705 tỷ đồng, vốn quản trị trong năm là 38.564 tỷ đồng.