【ti le k】Trung Quốc phải rút khỏi Hoàng Sa
Trước đó,ốcphảirútkhỏiHoàti le k liên quan tới tình hình biển Đông phía Trung Quốc đã công bố cả tài liệu lẫn luận điệu xảo trá vu khống Việt Nam trước dư luận quốc tế.
Toàn cảnh buối Họp báo tình hình biển Đông chiều 16/6
Tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc: Thật phi lý
Trước những thông tin, hình ảnh sai lệch tại hiện trường khu vực giàn khoan mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố tại buổi họp báo 13/6, ông Ngô Ngọc Thu Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam đã mạnh mẽ phản bác:
Trước hết về việc Trung Quốc công bố tính đến 12g ngày 13-6 các tàu Việt Nam đã tiến hành đâm húc 1.547 lần vào tàu Trung Quốc, là thông tin sai lệch và phi lý.
Thực tế vừa qua chỉ tàu Trung Quốc mới chủ động đâm va, phun nước vào tàu Việt Nam làm cho các tàu Việt Nam bị hư hỏng, trong đó tàu kiểm ngư là 23 tàu, tàu cảnh sát biển 5 tàu, tàu cá 7 tàu. Từ ngày 3-5 đến nay, có 15 kiểm ngư viên và 2 ngư dân Việt Nam bị thương.
“Tôi xin khẳng định tàu Việt Nam chủ động vòng tránh trước hành động đâm va của Trung Quốc, không chủ động đâm va, chỉ dùng loa tuyên truyền. Tàu Việt Nam nhất quán không sử dụng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực…”, ông Ngô Ngọc Thu nói.
Về việc Trung Quốc vu khống Việt Nam thả nhiều người nhái và thả trướng ngại vật, ông Ngô Ngọc Thu khẳng định, Việt Nam không hề sử dụng lực lượng người nhái tại hiện trường.
Về những vật dụng, ngư cụ mà phía Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã cố tình thả để cản trở tàu nước này, ông Thu lý giải: Lưới đánh cá, vật trôi nổi, nguyên nhân khu vực này là khu vực đánh cá truyền thống của Việt Nam. Tàu Trung Quốc thường ngăn cản nên tàu Việt Nam buộc phải bỏ lưới để cơ động, tránh truy cản của Trung Quốc. Tàu Trung Quốc thu lưới lấy về làm bằng chứng.
Các thùng phuy do Trung Quốc đâm va vào tàu VN, dùng vòi rồng phun sang, làm thùng phuy, mảnh ván thiết bị… bị văng xuống biển. Trung Quốc vớt lên coi là bằng chứng là phi lý.
“ Để đưa ra bằng chứng, Trung Quốc chụp lại những hình ảnh mũi tàu của mình bị đâm va nên bị chùn đi. Tuy nhiên, thực tế chỉ sử dụng mũi tàu đâm vào mạn tàu khác chứ không thể dùng mạn tàu đâm vào mũi tàu khác, thật là phi lý. Với những vết đâm mạnh, không chỉ mạn tàu Việt Nam hư hỏng mà mũi tàu Trung Quốc chắc chắn cũng bị xây xát”, ông Thu phân tích.
Trung Quốc mới là người phải rút khỏi Hoàng Sa
Tại buổi họp báo, PV Lao Động đặt vấn đề: Trung Quốc nói rằng, thời kỳ thực dân Pháp từng thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa. Vì vậy, việc Việt Nam kế thừa những tài liệu từ thời Pháp là không đúng?
Trả lời câu hỏi trên, Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, khẳng định luận điệu trên của Trung Quốc hoàn toàn bịa đặt.
Sau khi Pháp vào Việt Nam, thay mặt chính quyền Việt Nam, Pháp đã thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa. Pháp thực hiện quản lý hành chính của Pháp ở mức độ rất cao, ví dụ như việc cấp giấy chứng sinh cho những công dân sinh ra ở đây.
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia
Trong thời kỳ đó, Pháp nhiều lần phản đối các hành động của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, trong đó có nhiều công hàm Pháp gửi cho Trung Quốc để phản đối, đề nghị đưa vấn đề ra giải quyết ở cơ quan tài phán quốc tế.
Ví dụ, trong công hàm ngày 18/2/1937 mà chính quyền Pháp gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp, Pháp yêu cầu Trung Quốc giải quyết đàm phán hữu nghị những bất đồng giữa Pháp và Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không đồng ý giải quyết bằng thương lượng, Pháp không còn cách nào khác là phải giải quyết qua trọng tài. Pháp luôn phản đối những âm mưu của Trung Quốc ở Hoàng Sa.
Trước thông tinTrung Quốc bác bỏ việc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974 mà cho rằng đó là hành động xua đuổi quân Việt Nam Cộng hòa để bảo vệ chủ quyền, ông Trần Duy Hải, khẳng định phát biểu trên là xuyên tạc, bóp méo lịch sử.
Cụ thể, sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, họ đã bàn giao quyền quản lý cho Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã có quân đồn trú tại Hoàng Sa, thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa. Năm 1974 Trung Quốc đã sử dụng vũ lực tấn công các lực lượng của Việt Nam cộng hòa để chiếm đóng Hoàng Sa. Đây là một sự thực lịch sử. Ngay các trang mạng của Trung Quốc cũng đã đưa rất nhiều hình ảnh nêu Trung Quốc tấn công binh lính Việt Nam Cộng hòa ở Hoàng Sa.
“ Năm 1974 lợi dụng tình hình chiến tranh, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Vì vậy Trung Quốc không thể tạo chủ quyền của mình đối với quần đảo này theo Luật pháp quốc tế. Chính Trung Quốc mới là người phải rút khỏi khu vực này.
Trước câu hỏi: TQ đang mở rộng xây dựng 1 số công trình trên đảo đá của VN? Phản ứng của VN trước việc này? Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho biết: Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Mới đây, cơ quan chức năng Việt Nam cho biết Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép các công trình trên quần đảo Trường Sa, chúng tôi cực lực phản đối và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay mọi hoạt động mở rộng và xây dựng các công trình trái phép ở Trường Sa, làm thay đổi hiện trạng ở Hoàng Sa. |
Hoàng Vũ
Tình hình biển Đông: Tàu cá Trung Quốc manh động hơn ở cự ly xa
相关推荐
- Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- Lệ phí Giấy chứng nhận kinh doanh chứng khoán phái sinh là 10 triệu đồng?
- SATRA mở rộng mạng lưới cửa hàng tiện lợi
- Trung Quốc ráo riết triển khai giải ngân 1.000 tỷ NDT trái phiếu siêu dài hạn
- Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021
- My Viettel tri ân khách hàng “Trao gửi yêu thương
- Ngân hàng Thế giới bổ sung vốn kỷ lục lên đến 100 tỷ USD cho phát triển toàn cầu