【bxh l1】Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đây là một trong những khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 4/2023 vừa công bố.
Sản xuất công nghiệp đã có những dấu hiệu cải thiện tạm thời
Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2023,Đẩynhanhgiảingânđầutưcôngđểhỗtrợtổngcầuthúcđẩytăngtrưởngkinhtếbxh l1 báo cáo cho thấy, nền kinh tế Việt Nam giảm tốc, chỉ tăng trưởng 3,3% (so với cùng kỳ) trong quý I/2023, so với mức 5,9% (so với cùng kỳ) trong quý IV/2022, phần lớn là do xuất khẩu sản phẩm chế tạo thu hẹp.
Tuy vậy, theo WB, vẫn có những tín hiệu lạc quan. Bất chấp sự sụt giảm chung trong quý I/2023, sản xuất công nghiệp đã có những dấu hiệu cải thiện tạm thời trong tháng 3. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) quý I/2023 thấp hơn 1,6% so với quý I/2022. Tuy nhiên, IPI đã được cải thiện vào tháng 3/2023, tăng 9,4% (so với tháng trước), đối lập với mức giảm mạnh vào tháng 1 (-22,7% so với tháng trước, một phần do nghỉ tết) và mức tăng trưởng yếu (3,5% so với tháng trước) vào tháng 2.
Hầu hết các ngành và phân ngành công nghiệp đều ghi nhận mức tăng trưởng trong tháng 3/2023 (so với cùng kỳ), đặc biệt là ngành khai khoáng, dệt may, sản xuất kim loại và sản xuất phương tiện vận tải.
Du lịch và dịch vụ tăng trưởng nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh và lượng lớn khách quốc tế quay trở lại. Ảnh minh họa |
Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục là lĩnh vực đóng góp chính vào tăng trưởng (đóng góp 2,9 điểm %) trong quý I/2023 nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh và lượng lớn khách quốc tế quay trở lại.
Doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 1,9% và 13,4% (so cùng kỳ) vào tháng 3/2023. Đây là tháng thứ 13 liên tiếp doanh số bán lẻ ghi nhận mức tăng hai con số so với cùng kỳ, phần lớn là do yếu tố nền (điểm so sánh) thấp liên quan đến các đợt phong tỏa do Covid-19 trong quý III/2021. Doanh thu bán lẻ hàng hóa tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng vững chắc, tăng 11,3% so với cùng kỳ trong tháng 3. |
Để hỗ trợ nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần giảm lãi suất điều hành trong tháng 3. Lãi suất huy động và cho vay của nhiều ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, qua đó giúp nới lỏng các điều kiện tài chính trong nước.
Ngân sách thặng dư trong quý I/2023. Tổng doanh thu tăng 1,3% (so với cùng kỳ) trong khi tổng chi tiêu danh nghĩa tăng 7,2% (so với cùng kỳ). Chi thường xuyên đạt 22,4% kế hoạch cho cả năm trong quý I/ 2023, trong khi chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 10,3% ngân sách kế hoạch trong cùng kỳ.
Theo WB, giải ngân vốn đầu tư công chậm trong quý I không phải là điều bất thường. Giải ngân chậm trong quý đầu tiên là do một số các khoản đầu tư công vẫn đang chờ phân bổ ngân sách.
Giám sát chặt chẽ khu vực tài chính
Trước những diễn biến của kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm 2023, các chuyên gia của WB khuyến nghị, việc tốc độ tăng trưởng chậm lại trong quý I/2023 do xuất khẩu sản phẩm chế tạo giảm mạnh cần được theo dõi chặt chẽ.
Thực hiện tốt các dự án đầu tư công trọng điểm là một chìa khóa tăng trưởng. Ảnh minh họa |
“Nếu nhu cầu trong nước và bên ngoài vẫn tiếp tục yếu, Chính phủ nên xem xét hỗ trợ tổng cầu thông qua đẩy nhanh giải ngân đầu tư công” - báo cáo lưu ý.
Theo WB, Việt Nam còn dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, không như nhiều quốc gia khác. Thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công trọng điểm là một chìa khóa tăng trưởng trong cả ngắn và dài hạn.
Cả lạm phát CPI và lạm phát cơ bản tiếp tục chậm lại vào tháng 3/2023 và lần lượt đạt 3,4% (so với cùng kỳ) và 4,9% (so với cùng kỳ). Tuy nhiên, lạm phát tiếp tục được thúc đẩy bởi giá lương thực, thực phẩm, nhà ở, vật liệu xây dựng trong khi giao thông không còn là yếu tố gây lạm phát lớn so với tháng 3/2022.
Đồng thời, dự kiến tăng giá điện và tiền lương khu vực công trong những tháng tới có thể gây áp lực lên lạm phát.
Bên cạnh đó, khả năng Hoa Kỳ tiếp tục thắt chặt tài chính để kiểm soát lạm phát có thể ảnh hưởng đến điều hành tỷ giá, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước vừa giảm một số lãi suất điều hành để hỗ trợ nền kinh tế.
Cũng theo WB, việc giám sát chặt chẽ khu vực tài chính là rất quan trọng trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục có nhiều bất ổn và nền kinh tế trong nước đang chậm lại, bao gồm cả sự trì trệ trong lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 20% khoản vay của khu vực tài chính.
Trước đó, vào tháng 3/2023, WB đã dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ hạ còn 6,3% trong năm 2023, sau khi đạt mốc cao 8% vào năm trước, do tăng trưởng ở khu vực dịch vụ chững lại, giá cả và lãi suất leo thang ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và hộ gia đình. Tăng trưởng dự kiến sẽ lên 6,5% vào năm 2024 khi các nền kinh tế đang là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phục hồi. |
相关文章
Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
Mong muốn góp sức trồng rừng, chung tay chống biến đổi khí hậu, nhân dịp kỷ niệm2025-01-10Quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á sử dụng phần mềm gián điệp ‘Made in Israel’
Một báo cáo gần đây của Tổ chức Ân xá thế giới cho thấy các công ty Israel đang bán các phần mềm giá2025-01-10FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Đây là một trong những hành động cấp thiết và lâu dài của FPT Long Châu trong việc hỗ trợ người dân2025-01-10Thành phố Bắc Ninh triển khai, cập nhật Hồ sơ sức khoẻ phiên bản nâng cao
Hồ sơ sức khoẻ điện tử giúp người thầy thuốc theo dõi, chăm sóc sức khoẻ cho người dân liên tục, toà2025-01-10Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
Sau khi thắng 2-1 ở lượt đi trên sân Việt Trì, đội tuyển bóng đá Việt Nam hạ Thái Lan 3-2 ở lượt về2025-01-10Mỗi tuần Trung Quốc có một kỳ lân công nghệ mới
Theo Chỉ số Kỳ lân công nghệ toàn cầu 2024 được Viện nghiên cứu Hurun công bố hôm 9/4, Trung Quốc bổ2025-01-10
最新评论