【số liệu thống kê về psg gặp montpellier hsc】Ni sư bật khóc nói về việc 'bị đuổi khỏi chùa, tư lợi chục tỷ tiền công đức'

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:52:03

Bị đuổi khỏi chùa Linh Tiên - nơi tu tập suốt hàng chục năm,ưbậtkhócnóivềviệcbịđuổikhỏichùatưlợichụctỷtiềncôngđứsố liệu thống kê về psg gặp montpellier hsc ni sư Thích Đàm Chính (SN 1961) hiện về chùa Hải Giác (Đan Phượng, Hà Nội) - một trong ba chùa thầy kiêm nhiệm trụ trì, để nương náu.

Người tu hành này rớt nước mắt khi nhớ lại vụ xô xát với nhóm người ở thôn Cao Xá (Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội) đã xảy ra vào ngày 17/10/2018.

Tại cửa chùa, một số người dân tố cáo sư Chính mang đồ cổ của chùa đi bán. Bên cạnh đó, họ cũng cho rằng bà dùng hàng chục tỷ tiền công đức tại chùa Linh Tiên chuyển về xây chùa ở quê bà (chùa Linh Quang, Hưng Yên).

{ keywords}
Chùa Linh Tiên

“Ngoài ra, nhóm người này còn khẳng định tôi làm lễ, dâng sao giải hạn cho người dân với mức giá cao. Họ nhấn mạnh, tôi không đủ tư cách, đạo đức để làm trụ trì của chùa và tìm mọi cách buộc tôi rời khỏi chùa…”, ni sư Thích Đàm Chính nói.

Tuy nhiên sư Chính khẳng định, những điều trên hoàn toàn sai sự thật. Theo bà, vấn đề đánh tráo cổ vật (3 đôi câu đối cổ) để bán lấy tiền đã được Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức xét xử. Hung thủ của vụ việc đã được làm rõ.

“Trong vụ việc này, tôi có lỗi là không hiểu biết về quy định pháp luật khiến dân làng hiểu lầm. Cụ thể, khi thấy bức câu đối bị cũ hỏng, xuống cấp tôi nhờ người thợ hạ xuống để tu sửa mà không thông báo chính quyền.

Trước đó, tôi biết việc trùng tu di tích chùa phải xin phép chính quyền và người dân nhưng tôi không hiểu rằng, việc mang di vật ra khỏi chùa để tu sửa cũng cần phải báo cáo.

Việc này tôi cũng đã nhận lỗi trước dân làng. Đây là một bài học kinh nghiệm sâu sắc cho tôi”.

Bà cũng phủ nhận việc nhóm người dân tố cáo ni sư đã mang một số cổ vật khác của chùa (như tượng đồng đen…) đi bán.

Theo sư Chính, bà về chùa Linh Tiên vào năm 1989. Trước đó, vị trụ trì thứ 7 của chùa bỏ đi, 9 năm chùa không có vị sư nào. Người dân 3 thôn xã Đức Thượng phải trông coi chùa.

Đến năm 1990, dân làng đã xuống Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để mời thầy trò sư Chính về để trông coi chùa.

Trong 29 năm về chùa, 15 năm sư Chính làm tiểu, năm 2003 sư phụ mất, bà trở thành trụ trì của chùa.

Cũng theo bà, khi thầy trò bà mới về, chùa Linh Tiên không có gì, hoang vu và xơ xác.

“Trong 9 năm, không có sư trông nom chùa, do đó nhiều di vật của chùa khó có thể còn. Vừa rồi, trước việc tố cáo bị mất cổ vật, chúng tôi cũng mời huyện về thành lập ban kiểm tra, kiểm kê lại các di sản, di vật.

Kết quả, trước đây, chùa có 175 hiện vật, di vật, giờ trong chùa có 546 hiện vật, di vật và đồ thờ. Không chỉ số lượng tăng lên, các hạng mục chùa đơn sơ cũng được chúng tôi đầu tư xây lại”.

Trụ trì chùa Linh Tiên cũng khẳng định, việc mang hàng chục tỷ về quê xây chùa riêng ở Hưng Yên là sai sự thật.

“Không có chuyện tôi mang tiền công đức tại chùa này để về quê xây chùa mới. Ngôi chùa tại Hưng Yên do tôi và một sư thầy nữa đứng ra xây nhưng kinh phí do người dân và con em địa phương trong và ngoài nước đóng góp”.

{ keywords}
Ni sư Thích Đàm Chính

Cũng theo bà Chính, từ ngày bị đuổi khỏi chùa, bà có lần quay trở về cùng cơ quan chức năng để kiểm định các di vật trong chùa.

“Từ tháng 3/2019 đến nay, tôi không còn được về nơi tôi gắn bó hàng chục năm. Nhiều người dân thôn Cao Thượng muốn tôi quay về chùa, chỉ có một nhóm nhỏ là phản đối”.

Sau sự việc đó, ni sư này chia sẻ, bà bị sốc về tâm lý phải nhập viện trong thời gian dài. Hiện, nhà sư đã bình tâm để trụ trì tại chùa Hải Giác nhưng nhiều kẻ xấu vẫn tìm cách quấy rối, đe dọa bà.

Ni sư nhấn mạnh: “Nếu không còn duyên tôi sẽ rời đi nhưng tôi muốn làm sáng tỏ vụ việc để ra đi trong tâm thế bình an, thanh thản.

Tôi muốn được trả lại danh dự vì bị tổn thương quá nhiều về tinh thần, sức khỏe khi bị họ dùng vũ lực đánh đuổi và thóa mạ bằng lời nói”.

Bà Chính khẳng định, đây là hành vi xúc phạm danh dự người tu hành và đặc biệt gây ảnh hưởng đến thanh danh của giới Phật tự.

Về vấn đề này, ni sư Thích Đàm Quang Thụy - Phó trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Hoài Đức cho biết, việc một nhóm người tố cáo thầy Chính mang mấy chục tỷ tiền công đức ở chùa Linh Tiên về quê xây chùa mới là bịa đặt.

{ keywords}
Khuôn viên chùa Linh Tiên

“Tôi đã từng xuống chùa Linh Quang, tỉnh Hưng yên. Người dân địa phương ở đây cũng khá giả. Nhiều con em đi làm ăn xa đã đóng góp tiền để xây chùa”.

Về việc sư Chính bị kéo lôi, đuổi ra khỏi chùa, ni sư nói: “Họ hành xử rất quá đáng, người bình thường cũng không thể ứng xử với nhà chùa như vậy được. Câu đối cổ đã được đưa đầy đủ về chùa, kẻ làm sai cũng đã nhận tội nhưng họ lấy đó làm cớ buộc tội nhà chùa, nhà chùa bị oan không giãi bày được”.

Phó trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Hoài Đức chia sẻ: “Tôi đến chùa mấy lần đều phải có chính quyền, công an bảo vệ vì nhóm người đó (khoảng 5-7 người) kéo ra chửi bới, ăn nói không tử tế khiến tôi cũng sợ.

Đời tôi cũng là người đi tu, nhìn cảnh thầy ấy bị như vậy (kéo lôi đuổi ra khỏi chùa), tôi rơi nước mắt”.

Cũng theo thầy Quang Thụy, thầy Chính là người chân tu. Bà thường xuyên làm việc thiện và các công tác xã hội. Hiện bà trụ trì ở chùa Hải Giác rất được người dân tin cậy.

“Giáo hội Phật giáo huyện Hoài Đức cũng mong làm sáng tỏ vấn đề, trả lại danh dự cho người tu hành”, thầy Thích Đàm Quang Thụy nói thêm.

Ông Nguyễn Ích Thìn - Phó Chủ tịch UBND xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, thông tin: “Sự việc chùa Linh Tiên bị tráo cổ vật đã được các cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý. Ni sư Thích Đàm Chính cũng được kết luận là người bị hại trong vụ án, không liên quan gì đến việc đánh tráo cổ vật.

Khi người dân tố cáo việc ni sư Chính tuồn hàng trăm cổ vật khác ra ngoài, cũng có đoàn kiểm kê thuộc Cục di sản phối hợp với UBND huyện Hoài Đức về làm rõ. Kết quả cho thấy số hiện vật, di vật tăng hơn nhiều so với số danh sách hiện vật, di vật được liệt kê khi làm hồ sơ công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Theo quan điểm của tôi, sự việc ni sư Chính bị đuổi khỏi chùa do hiểu lầm là đáng tiếc. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay cần phải yên dân trước. Người tu hành tu ở đâu cũng là tu, nếu thực sự ni sư đã hết duyên với chùa cũng không nên day dứt.

Vì đây là Di tích lịch sử cấp Quốc gia nên địa phương cũng đã kiện toàn Ban quản lý Di tích và Tiểu ban quản lý Di tích để thuận tiện cho việc chăm sóc chùa Linh Tiên”.

Sau vụ tráo cổ vật tai tiếng, ni sư rời chùa trong nước mắt

Sau vụ tráo cổ vật tai tiếng, ni sư rời chùa trong nước mắt

Vụ án đánh tráo cổ vật ở chùa Linh Tiên đã được xét xử, kẻ chủ mưu đi tù. Tuy nhiên, ni sư trụ trì vẫn bị đuổi khỏi chùa. 

顶: 8踩: 118