Liên danh Vietur gồm 10 thành viên “đình đám”
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Mã CK: ACV) vừa công bố thông tin nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của gói thầu 5.10 "Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách" của dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Gói thầu 5.10 có tổng giá trị hơn 35.200 tỷ đồng - gói thầu lớn nhất của sân bay Long Thành. Thời gian thi công 39 tháng.
TheềmlựcđơnvịduynhấtvượtquavòngkỹthuậtgóithầuhơntỷđồngsânbayLongThàkqbd kupso thông tin được công bố trước đó, Liên danh Vietur do Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng ICISTAS thuộc Tập đoàn IChoding của Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu.
Phía ACV đề nghị đại diện có thẩm quyền của Liên danh Vietur đến tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất tài chính vào ngày 4/8/2023 tại trụ sở của ACV ở TP HCM.
Liên danh Vietur bao gồm 10 thành viên: Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC ISTAS, CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons, CTCP Đầu tư Xây dựng Newtecons, CTCP Đầu tư Xây dựng SOL E&C, Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (Mã: CC1), CTCP Kết cấu Thép ATAD, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - Mã CK: VCG), CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings (Mã CK: PHC), CTCP Hawee Cơ điện, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội.
Đơn vị đứng đầu liên danh của Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều kinh nghiệm thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn như bến cảng, sân bay, năng lượng,... tại khu vực các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nga,... Đáng chú ý, công ty này từng tham gia đấu thầu xây dựng các sân bay quốc tế lớn tại các nước Nga, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari,...
Trong liên danh này có sự xuất hiện của ba doanh nghiệp trong hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương - cựu Chủ tịch Coteccons gồm Newtecons, Ricons và SOL E&C.
Sau khi rời Coteccons, ông Nguyễn Bá Dương đã quay về phát triển hệ sinh thái do ông sáng lập, thậm chí nhiều dự án bất động sản lớn do Coteccons làm nhà thầu đã bị Newtecons hay Ricons thế chân. Hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương cũng được đánh giá là "chú ngựa ô" trong ngành xây dựng.
Năm 2022, Newtecons, Ricons, BM Windows, Boho Décor, DB, SOL E&C đã tạo nên doanh thu hơn 1 tỷ USD cho hệ sinh thái. Trong đó, Newtecons và Ricons đã cán mốc doanh thu 10.000 tỷ đồng.Trong Top 10 nhà thầu năm 2023, Ricons đứng ở vị trí thứ 3, tiếp đó là Vinaconex và Newtecons ở hạng số 5.
VDSC cũng đánh giá cao Vinaconex trong Liên danh Vietur vì đây là doanh nghiệp đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm trong thi công các dự án cơ sở hạ tầng như đường xá, sân bay, cầu,...
Ngày sau thông tin này, cổ phiếu của loạt doanh nghiệp liên danh Vietur trên sàn đã tăng kịch trần như VCG, CC1, PHC. Trong ba tháng qua, ba mã này đã có mức tăng trưởng mạnh, cổ phiếu VCG tăng gần 59% còn CC1 tăng 98%, PHC tăng 73%.
Năng lực "đáng gờm" của thành viên chuyên kết cấu thép trong liên doanh Vietur
Trong liên danh Vietur còn có sự xuất hiện của CTCP Kết cấu Thép ATAD - đơn vị chuyên cung cấp các công đoạn tư vấn, thiết kế, sản xuất, lắp dựng các sản phẩm nhà thép tiền chế và kết cấu thép chất lượng cao. ATAD có năng lực triển khai, thi công đa dạng các loại hình như nhà máy, nhà kho, nhà cao tầng, dự án công nghiệp nặng, trung tâm thương mại, trung tâm triển lãm, hạ tầng giao thông (nhà ga, sân bay…).
ATAD thành lập năm 2004, công ty đã thực hiện hơn 3.500 công trình trên hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với mạng lưới văn phòng đại diện tại: Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Cambodia, Sri Lanka, Bangladesh và Uganda.
ATAD hiện sở hữu hai nhà máy sản xuất hiện đại có tổng diện tích 211.000 m2 ở Đồng Nai và Long An. Hai nhà máy này là một trong các dây chuyền sản xuất kết cấu thép hiện đại và lớn nhất thế giới.
Theo thông tin tự giới thiệu trên website, ATAD có đội ngũ nhân lực hơn 2.200 người được đào tạo chuyên nghiệp; 2 nhà máy sản xuất hiện đại với tổng diện tích 211.000 m2, tham gia thực hiện hơn 3.500 công trình trên hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ và có mạng lưới văn phòng đại diện tại: Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Cambodia, Sri Lanka, Bangladesh và Uganda.
Con số 3.500 công trình trên hơn 60 quốc gia rất ấn tượng, khi tính trên chiều dài hoạt động của doanh nghiệp từ khi thành lập năm 2004, trung bình mỗi năm ATAD tham gia vào 175 công trình.
Những dự án tiêu biểu của ATAD có thể kể đến như: nhà máy Vinfast, tổ hợp sản xuất Hòa Phát - Dung Quất, sân bay quốc tế Cam Ranh, trung tâm dữ liệu FPT Telecom, cầu dây văng Bình Khánh, nhiệt điện Vĩnh Tân 4, sân bay quốc tế Phù Cát, nhà ga hàng không quốc tế Đà Nẵng,....
Không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam, ATAD còn thực hiện các dự án ở nước ngoài như Campuchia, Indonesia, Thái Lan, SriLanka, Bờ biển Ngà, Australia,...
ATAD ra đời năm 2004, tiền thân là công ty TNHH đầu tư xây dựng công nghiệp An Hòa. Năm 2005, nhà máy đầu tiên của ATAD đi vào hoạt động. Công ty đổi tên thành Nhà thép tiền chế ATAD. Năm 2016, lần đầu tiên công ty lọt vào TOP VNR500 - TOP 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Sang năm 2017, khánh thành ATAD Đồng Nai - nhà máy kết cấu thép hiện đại và lớn nhất khu vực, đạt chuẩn LEED Gold đầu tiên tại Châu Á và văn phòng nhà máy đạt chuẩn LEED Platinum đầu tiên tại Việt Nam.
Người đại diện theo pháp luật của công ty hiện nay là Tổng giám đốc Nguyễn Lê Anh Tuấn (Sn 1977). Theo thay đổi đăng ký kinh doanh hồi năm 2021, vốn điều lệ của công ty là 400 tỷ đồng, trong đó có 1 cổ đông ngoại là Kanematsu Corporation chiếm 25% vốn.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư khoảng 336.630 tỷ đồng, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 xây 1 đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách/năm. Dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2025.
Giai đoạn 2, sân bay được xây thêm một đường cất hạ cánh cấu hình mở và nhà ga để đạt công suất 50 triệu khách/năm. Giai đoạn 3 hoàn thành hạng mục còn lại để sân bay đạt công suất 100 triệu khách/năm.
Gói thầu 5.10, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách tại Sân bay Long Thành giai đoạn 1, giá trị 35.233 tỷ đồng là gói thầu lớn nhất tại sân bay Long Thành và được VCSC dự báo có thể đem lại tổng lợi nhuận tối đa cho một nhà thầu vào khoảng 525 tỷ đồng.