Cán bộ KBNN đang thực hiện các thao tác kiểm soát chi vốn ngân sách.
Từ đó đến nay,ệthốngkhobạcngàycàngpháttriểnvữngvànghiệnđạsoi kèo queretaro KBNN đã có những bước phát triển vượt bậc, khẳng định vị trí, vai trò trụ cột trong nền tài chính quốc gia.
Ký ức về những ngày đầu tiên ấy
Tìm về phòng Truyền thống của KBNN, nơi lưu giữ những kỷ vật, hình ảnh từ thời còn là Nha ngân khố, những trang sách lịch sử ghi chép lại cả một giai đoạn hào hùng làm nên kho bạc hôm nay.
Những năm 1987 - 1988 chưa có kho bạc. Ở thời điểm này, công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN) được giao cho ngân hàng đảm nhiệm nên bị chi phối rất nhiều bởi chức năng kinh doanh của ngân hàng. Các khoản thu được nộp vào NSNN rất chậm, thông tin về quỹ NSNN phải cả tháng sau mới có. Do đó việc điều hành NSNN đã khó lại càng khó hơn. Trước tình hình này, các cán bộ làm tài chính khi ấy rất mong mỏi có một cơ quan quản lý ngân sách riêng và ý tưởng này đã được bàn thảo tại nhiều cuộc họp.
Tới đây, KBNN tiếp tục ứng dụng thông báo biến động số dư tài khoản; ứng dụng thông báo tiến độ xử lý hồ sơ cho các đơn vị SDNS và chủ đầu tư; cung cấp dịch vụ công trực tuyến của KBNN để sang năm 2020, Kho bạc thực sự là “Kho bạc điện tử” với 3 không: không khách hàng, không tiền mặt, không chứng từ giấy.
Rồi niềm mong mỏi đó đã trở thành hiện thực khi tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tài chính năm 1987 (vào tháng 8/1988), trên cơ sở kết luận của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Đỗ Mười: “Phải chuyển giao việc quản lý quỹ ngân sách từ ngân hàng về cơ quan tài chính. Ngành Tài chính phải hình thành kho bạc từ trung ương tới địa phương”, Bộ Tài chính đã chọn Kiên Giang là tỉnh thí điểm thực hiện công tác quản lý quỹ NSNN với tên ban đầu là Ngân khố Nhà nước (NKNN) Kiên Giang; thực hiện đầy đủ 4 nghiệp vụ: kế toán thống kê, kho quỹ, giao dịch và kế toán tổng hợp.
Những ngày đầu tiên NKNN Kiên Giang hoạt động khá vất vả và nhiều bỡ ngỡ. Vất vả vì công việc nhiều, nhưng máy móc thiết bị lại thiếu và thô sơ (hồi đó, mỗi cơ sở chỉ được cấp vài chiếc máy tính casio 12 số). Bỡ ngỡ vì cán bộ đều được chuyển sang từ các cơ quan: tài chính, thuế, ngân hàng, phần lớn còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Do đó, tất cả số thu, số chi đều được tính toán thủ công nên mất rất nhiều thời gian. Nhưng bằng tất cả nhiệt huyết và lòng quyết tâm nên chỉ một thời gian ngắn sau đó, NKNN Kiên Giang được đổi thành KBNN Kiên Giang khi đã khẳng định được là một cơ quan quản lý ngân sách không thể thiếu của tỉnh Kiên Giang nói riêng và của cả ngành Tài chính nói chung; thực hiện cấp phát, thanh toán vốn kịp thời cho các ngành, các cơ quan trong tỉnh; cũng như quản lý toàn bộ các nguồn thu của NSNN.
Tiếp bước thành công này, KBNN An Giang được ra đời ngay sau đó một năm và các đơn vị KBNN thuộc các tỉnh trong cả nước cũng lần lượt ra đời, tạo thành một hệ thống KBNN tổ chức chặt chẽ, hiện đại như ngày hôm nay.
Tiếp bước truyền thống, phát triển bền vữngÔng Tạ Anh Tuấn - Tổng giám đốc KBNN cho biết, trong suốt nhiều năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính, những người làm công tác kho bạc đã liên tục phấn đấu xây dựng, củng cố, ổn định và phát triển; từng bước hoàn thiện chức năng, hiện đại hóa công nghệ, cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý và phục vụ.
Trong quá trình phát triển, KBNN đã không ngừng cải tiến quy trình, hình thức thu nộp NSNN, đảm bảo tập trung đầy đủ, kịp thời và hạch toán chính xác số thu cho ngân sách các cấp. Đặc biệt trong những năm gần đây, KBNN đã phối hợp với cơ quan thuế, hải quan và các ngân hàng thương mại đưa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác thu nộp NSNN. Qua đó, toàn hệ thống đã cải cách và hiện đại hóa công tác thu NSNN, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế (giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp NSNN; mở rộng không gian, thời gian cho người nộp thuế, người nộp thuế được tiếp cận các phương thức thu nộp hiện đại...).
Bên cạnh đó, để hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách, nhất là kiểm soát nguồn vốn đầu tư công, KBNN đã có những bước cải cách vượt bậc khi thực hiện kiểm soát NSNN thống nhất theo một đầu mối. KBNN áp dụng phương thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Thời hạn kiểm soát thanh toán vốn của KBNN được giảm từ 7 ngày làm việc (kể từ khi nhận đủ hồ sơ thanh toán của chủ đầu tư theo quy định) xuống còn tối đa 4 ngày làm việc, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm, mang lại ý nghĩa tích cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính.
Ngoài ra, KBNN còn thực hiện kiểm soát cam kết chi NSNN, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN và cung cấp dịch vụ công trực tuyến kho bạc… Tất cả các cải cách và nghiệp vụ này, vừa mang lại lợi ích cho khách hàng vừa giúp KBNN ngăn chặn và từ chối thanh toán nhiều khoản chi chưa đúng chế độ quy định với khối lượng lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, giúp cho công tác quản lý NSNN đi vào nề nếp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Cùng với hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ để quản lý tốt nguồn ngân quỹ quốc gia, KBNN còn làm tốt công tác điều hành ngân quỹ, luôn đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN và các đơn vị giao dịch ngay cả trong những thời điểm cân đối NSNN các cấp gặp khó khăn; kịp thời hỗ trợ cho NSNN khi nguồn thu chưa tập trung kịp. Song song với đó, KBNN đã từng bước cải cách, hiện đại hóa công tác phát hành trái phiếu chính phủ, đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường này theo hướng phát hành chuyên nghiệp, phù hợp với các thông lệ tốt trên thế giới…
Tổng giám đốc KBNN Tạ Anh Tuấn cho biết, với quan điểm: “Lấy CNTT là khâu đột phá, cải cách cơ chế, quy trình nghiệp vụ kho bạc và hoạt động của KBNN phải hướng tới các thông lệ tốt trên thế giới, tiếp cận theo các xu hướng phát triển về mô hình kho bạc và phương thức quản lý tiên tiến tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi”. KBNN đang vừa phát huy các truyền thống, vừa tiếp tục ứng dụng có hiệu quả CNTT vào quy trình quản lý thu, chi NSNN nhằm đơn giản về thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục cho người nộp thuế và các đơn vị SDNS hơn nữa theo đúng mục tiêu “khách hàng là đối tượng phục vụ”. Theo đó, tới đây, KBNN tiếp tục ứng dụng thông báo biến động số dư tài khoản; ứng dụng thông báo tiến độ xử lý hồ sơ cho các đơn vị SDNS và chủ đầu tư; cung cấp dịch vụ công trực tuyến của KBNN để sang năm 2020, Kho bạc thực sự là “Kho bạc điện tử” với 3 không: không khách hàng, không tiền mặt, không chứng từ giấy.
Vân Hà