【lịch đấu】Ca hóc dị vật hiếm gặp
(CMO) Theo Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau, đơn vị này vừa tiếp nhận ca hóc dị vật (xương cá) hiếm gặp và đã điều trị thành công ca bệnh này.
Theo hồ sơ bệnh án, ngày 14/9, bệnh nhân N.V.Ngh, 70 tuổi, ngụ ấp Bào Sơn, xã Lý Văn Lâm, Tp.Cà Mau nhập viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh trong tình trạng bị hóc xương cá ở họng 2 ngày trước đó. Bệnh nhân cảm giác đau, ăn uống khó, nói chuyện hơi khàn.
Bác sĩ CKII, Trần Thanh Nhe, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, thời gian qua, bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh hóc dị vật.
Sau đó, các y bác sĩ tiến hành nội soi và phát hiện xương nằm ở đường thở (trước 2 dây thanh quản).
Bác sĩ CKII Trần Thanh Nhe, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Hầu như, ngày nào khoa cũng tiếp nhận một vài ca dị vật vùng họng, thực quản, thường các trường hợp mắc dị vật xảy ra ở các vùng họng; hầu; xoang lê; vùng miệng thực quản và vùng thực quản. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm, thay gì xương sẽ rớt luôn xuống vùng thanh quản, thực quản hoặc mắc vùng hạ họng, chứ không nằm ở vùng dây thanh như thế này. Đây là vùng rất nhạy cảm dễ kích thích”.
Cũng theo Bác sĩ Trần Thanh Nhe, thường dị vật mắc vùng thanh môn (dây thanh) sẽ gây ra phù nề vùng thanh quản khó thở, có thể ngạt dẫn đến ngẹt thở. Thậm chí chúng ta phải mở khí quản để cấp cứu cho bệnh nhân. Dị vật xương mà bệnh nhân bị hóc khá dài, khoảng 3cm. Tuy nhiên, với máy móc hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm đã thuận lợi gắp thành công dị vật, đảm bảo sức khỏe bệnh nhân.
Dị vật xương cá dài khoảng 3 cm được lấy ra khỏi vị trí vùng dây thanh quản hiếm gặp.
Bác sĩ Trần Thanh Nhe khuyến cáo, tâm lý người dân thông thường, khi ăn uống mắc xương tự khạt nhổ, hoặc tự sử dụng cây, tâm bông cào cây xương ra, thường làm cho dị vật đâm sâu hơn, hoặc sẽ rớt xuống đường ăn, đường thở sẽ nguy hiểm hơn. Hoặc dùng các biện pháp dân gian như: Ăn cơm cháy, vò cơm cục, ăn chuối, ngậm C, các hóa chất để tan xương, có khi bị bỏng họng, loét,…
May mắn có thể hết, nhưng đối với những trường hợp xương đâm vô thực quản hoặc đâm vào hạ họng lâu, gây áp xe thực quản, hạ họng,…Đó là những biến chứng thường thấy đối với nhiều trường hợp mắc dị vật khi nhập viện. Do vậy, người dân nên sớm đến các cơ sở y tế để gắp ra, không nên tự ý thực hiện các biện pháp dân gian và kéo dài thời gian sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe./.
Trọng Nhân