当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【tài xỉu 2.25 là gì】Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cần 26.000 tỷ đồng để đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Chiều 24/4,ộtrưởngNguyễnChíDũngCầntỷđồngđểđàotạonhânlựcngànhbándẫtài xỉu 2.25 là gì Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có những báo cáo cụ thể về Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Theo Bộ trưởng, Đề án được xây dựng vào thời điểm này là hết sức có ý nghĩa và kịp thời, thể hiện tầm nhìn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn.

Chia sẻ quan điểm của các chuyên gia rằng cuộc đua chip toàn cầu đang nóng lên và Việt Nam có cơ hội đặc biệt để khẳng định mình là một trong những nước tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: “Đây là cơ hội mang tới tiềm năng tăng trưởng kinh tếvà xã hội chưa từng có”.

Tuy vậy, xác định thời gian là vấn đề cốt yếu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần có những hành động quyết liệt và kịp thời để phát triển một hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn và tận dụng những cơ hội to lớn trước mắt.

“Tương lai của Việt Nam phụ thuộc vào hiện tại”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và nhắc đến việc Việt Nam là quốc gia có bước đi nhanh hơn, bài bản hơn so với các quốc gia đang phát triển trong khu vực với việc đưa nội dung phát triển nguồn nhân lực thành một đề án tổng thể để thực hiện đầy đủ, toàn diện và hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Đào tạo cả kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn và các kỹ sư AI

Ước tính nhu cầu thế giới sẽ cần tăng thêm hơn 1 triệu nhân sự vào năm 2030 cho tất cả các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói và kiểm thử chip, Bộ trưởng khẳng định, với nguồn cung lao động dồi dào và lực lượng lao động có chất lượng, Việt Nam có lợi thế nổi bật so với các quốc gia, nền kinh tế khác trên thế giới.

Chính vì vậy, việc tập trung đầu tư, đào tạo, đào tạo lại cho lực lượng lao động để trong thời gian sớm nhất có thể gia nhập vào thị trường lao động là một hướng đi chiến lược, là yếu tố quyết định để có thể tận dụng cơ hội hợp tác đầu tư, tiếp cận, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đề cập cụ thể nội dung của Đề án, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, mục tiêu là đến năm 2030, kỹ sư Việt Nam có thể tham gia sâu vào quy trình thiết kế, công đoạn đóng gói và kiểm thử, làm chủ được một phần công nghệ đóng gói và kiểm thử; từng bước nắm bắt được công nghệ trong công đoạn sản xuất.

Các con số cụ thể cũng đã được đưa ra, đó là đào tạo được 50.000 kỹ sư phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị. Trong đó có 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn và 35.000 kỹ sư trong lĩnh vực khác của ngành công nghiệp bán dẫn. Đặc biệt, trong số này, tối thiểu 5.000 kỹ sư có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo (AI).

“Hiện nay việc ứng dụng AI để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn để phục vụ phát triển AI đang ngày càng phổ biến và là xu thế chung không thể đảo ngược, với sự tham gia của các tập đoàn lớn như NVIDIA, Google, Meta, Apple, Microsoft… Vì vậy, trong số 50.000 kỹ sư cần có ít nhất 5.000 nhân sự có trình độ chuyên môn sâu về AI”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lý giải.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, mục tiêu đào tạo 50.000 nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030 là hoàn toàn khả thi

Bộ trưởng cũng cho biết, để xác định mục tiêu này, Ban soạn thảo đã tổng hợp các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhu cầu thực tế của thị trường hiện tại và trong giai đoạn 5 - 20 năm tới. Đồng thời, căn cứ trên kết quả khảo sát năng lực đào tạo của các trường đại học lớn tham gia đào tạo các ngành gần, ngành phù hợp, ngành đúng để chuyển đổi sang ngành công nghiệp bán dẫn như Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học FPT…

“Mỗi trường đang có khoảng 3.000 - 6.000 sinh viên ngành phù hợp tốt nghiệp hằng năm, thì con số 50.000 kỹ sư đến năm 2030 hoàn toàn khả thi, thậm chí còn có thể đào tạo được nhiều hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Cần 26.000 tỷ đồng để thực hiện Đề án nhân lực ngành bán dẫn

Trong khi đó, liên quan đến nguồn lực để thực hiện Đề án, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sẽ huy động cả ngân sách trung ương, địa phương, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo, cơ sở hỗ trợ đào tạo và các cơ quan, tổ chức, các nguồn vốn ODA và vốn tài trợ trong nước, nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Trong đó, nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước cho việc hình thành các cơ sở vật chất, đào tạo giảng viên, thu hút chuyên gia đóng vai trò quyết định, nguồn lực tổ chức đào tạo đến từ các viện, trường, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và xã hội hoá là chủ yếu.

Theo dự tính trong Đề án, để thực hiện mục tiêu đề ra, tổng mức kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án đến năm 2030 khoảng 26.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước khoảng 17.000 tỷ đồng và nguồn xã hội hóa khoảng 9.000 tỷ đồng.

Để thực hiện được Đề án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đề xuất 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó có việc khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đào tạo và xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù cho đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn…

“Để Đề án triển khai được thành công và Việt Nam có thể nắm bắt được cơ hội hiếm có này để tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, thì cần có sự tham gia, vào cuộc của tất cả các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, các chuyên gia trong và ngoài nước”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Ông cũng khẳng định rằng, Việt Nam không thể đi đến đích nếu chỉ đi một mình, bởi thế, hơn lúc nào hết, ở giai đoạn và thời cơ quan trọng này, cần có sự hợp tác nhanh, mạnh và toàn diện với các quốc gia, nền kinh tế và các doanh nghiệp, đối tác hàng đầu thế giới về bán dẫn thì mới có thể “đứng trên vai những người khổng lồ”, tận dụng lợi thế nguồn nhân lực để vươn lên thành một quốc gia có vị thế trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

分享到: