Liên quan đến những tồn tại,ỡnútthắthỗtrợdoanhnghiệpngànhchănnuôihộinhậppháttriểbarito putera vs khó khăn, vướng mắc được xem như là ‘‘nút thắt’’ đối với sự phát triển cùa ngành chăn nuôi Việt Nam, tại Lễ khai trương Triển lãm chuyên ngành chăn nuôi (ILDEX Vietnam 2022) vừa diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh, ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, ngành chăn nuôi Việt Nam thời gian qua đã phát triển với tốc độ tương đối cao, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, đặc biệt kể cả trong giai đoạn cả thế giới khủng hoảng do dịch Covid-19.
Mặc dù vậy, ngành vẫn còn những tồn tại, khó khăn cần tháo gỡ. Đó là việc thiếu tính liên kết giữa sản xuất và thị trường, quản trị trong sản xuất còn yếu nên năng suất nhìn chung vẫn khá thấp, đặc biệt là khu vực nông hộ và trang trại nhỏ. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu, đặc biệt là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN), còn con giống thì mới chủ động được một phần và hàng năm vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn từ nước ngoài. Kế nữa, đó là mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, hoạt động giết mổ thủ công còn rất phổ biến, chế biến sản phẩm chăn nuôi còn yếu, quản lý an toàn còn chưa tốt nên sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. ‘‘Vướng mắc thứ tư là việc chưa đảm bảo an toàn sinh học vẫn khá phổ biến, công tác kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và môi trường còn nhiều khó khăn, nhất là khu vực chăn nuôi nông hộ, nên dịch bệnh vẫn liên tục đe dọa sự bền vững của nền sản xuất chăn nuôi trong nước’’ - ông Dương Tất Thắng nhấn mạnh.
Khuyến nghị doanh nghiệp (DN) ngành chăn nuôi, ông Dương Tất Thắng cho rằng, trong bối cảnh thị trường ngành chăn nuôi đang bị chi phối bởi các yếu tố như: toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh truyền nhiễm và cách mạng khoa học công nghệ, DN cần phải thay đổi để thích nghi và phát triển. Giải pháp cụ thể là phải tăng cường hợp tác, phát triển mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị từ giống vật nuôi, TACN, tổ chức sản xuất, giết mổ và chế biến cho đến việc phân phối ra thị trường trong nước và quốc tế. Tiếp đến là hợp tác và đầu tư công nghệ sản xuất nguyên liệu TACN (ngô, cây thức ăn thô xanh…), sản xuất TACN bổ sung (thảo dược, chế phẩm sinh học, axit amin...), thức ăn giàu protein, giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu. Bên cạnh đó là việc kết nối, hợp tác với người chăn nuôi đổi mới quy trình; tăng cường chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, phúc lợi động vật, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên nhằm giảm chi phí sản xuất, phát triển các mô hình chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi tuần hoàn. ‘‘Ngoài việc phải thay đổi để thích ứng với tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, tập trung kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm và bảo vệ môi trường, DN chăn nuôi cũng cần tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ tiên tiến bảo đảm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, phát triển trên cơ sở cân đối cung cầu giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm…’’ - ông Dương Tất Thắng nói.
|