您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【bạn xếp hạng bóng đá ý】Giảm ô nhiễm môi trường từ nuôi gà trên đệm lót sinh học

Ngoại Hạng Anh89657人已围观

简介Nuôi gà trên đệm lót sinh học thời gian qua đã mang lại hiệu quả t& ...

Nuôi gà trên đệm lót sinh học thời gian qua đã mang lại hiệu quả tích cực,ảmnhiễmmitrườngtừnuigtrnđệmltsinhhọbạn xếp hạng bóng đá ý vì thích hợp với tập quán chăn nuôi của người dân và giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nuôi gà trên đệm lót sinh học sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nhờ nuôi gà trên đệm lót sinh học mà gia đình bà Đoàn Thị Tuyết Mỹ, ở ấp 6, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, có thu nhập ổn định. Bà Mỹ cho biết cách đây 6 năm gia đình bà đã đầu tư chuồng nuôi gà công nghiệp trên đệm lót sinh học với diện tích trên 400m2, tổng kinh phí đầu tư chuồng trại và con giống khoảng nửa tỉ đồng. Hiện tại, mỗi đợt bà nuôi khoảng 5.000 con, bình quân mỗi tháng bán gà thịt cho thương lái từ 1.000-2.000 con, mỗi con nặng từ 1,5-1,8kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình bà lợi nhuận từ 15 triệu đồng/tháng trở lên.

Để nuôi đạt hiệu quả, bên cạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, bà Mỹ còn tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh cúm và bổ sung các loại thuốc để tăng sức đề kháng cho gà. Đặc biệt, theo nhận định của gia đình thì nuôi gà trên đệm lót sinh học gần giống như nuôi theo lối truyền thống nhưng giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Phần đệm lót cho gà sau khi vệ sinh chuồng trại có thể sử dụng để bón cho cây trồng rất hiệu quả. Cách nuôi này, bên cạnh quản lý được dịch bệnh trên đàn gà, ít rủi ro, còn không có mùi hôi phát tán vào nhà, nhất là không có côn trùng và bụi.

Theo nhận định của ngành chuyên môn, mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học rất thân thiện với môi trường; tính khả thi cao, hiệu quả kinh tế so với cách nuôi truyền thống. Giải quyết được việc làm cho lao động nữ ở nông thôn, giảm được mùi và côn trùng.

Theo thạc sĩ Trần Thanh Dũng, Trường Đại học Cần Thơ, mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra khoảng 75-85 triệu tấn chất thải, với phương thức phân chuồng không qua xử lý ổn định và nước thải không qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều biện pháp xử lý kỹ thuật khác nhau đã được áp dụng nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường do ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi. Trong các công nghệ áp dụng cho chăn nuôi ở Việt Nam thì công nghệ vi sinh là lĩnh vực phát triển nhanh và có tính ứng dụng cao. Việc áp dụng thành công mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia cầm đã góp phần giải quyết được một lượng lớn chất ô nhiễm, giảm đáng kể mùi hôi thối từ chất thải chăn nuôi, nâng cao chất lượng môi trường sống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là một hướng đi mới, bước đầu có những kết quả khả thi như không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, giảm bệnh tật, gà tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt gia cầm được người tiêu dùng ưa chuộng.

Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, tỉnh có tiềm năng phát triển chăn nuôi với nhiều điều kiện thuận lợi và đàn gà thường duy trì ở mức trên 1 triệu con. Trong nhiều năm qua, tỉnh không có nhiều biến động lớn về lĩnh vực chăn nuôi gia cầm và đang từng bước chuyển đổi theo hướng tái cơ cấu ngành để nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Hiện nay, ngày càng có nhiều mô hình chăn nuôi quy mô được liên kết trong sản xuất và tiêu thụ mang đến lợi thế cạnh tranh cao, nâng cao giá trị, giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thân thiện với môi trường. Nhất là mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học được người dân ứng dụng là việc làm thiết thực góp phần cải thiện môi trường sống, thay đổi tập tục chăn nuôi và cải thiện đời sống của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở Hậu Giang. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ có thói quen chăn nuôi theo hướng truyền thống nên hiện trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn còn những vấn đề bất cập.

Theo tính toán của ngành chức năng, giá thành sản xuất của gà nuôi trên đệm lót khoảng 57.000 đồng/kg. Trong đó, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất với 59%, chi phí giống 26%, thú y chiếm 9%, các loại chi phí điện, nước, khấu hao chuồng trại, đệm lót, lao động… chiếm 6% trong tổng cơ cấu chi phí sản xuất. Mặc dù phải tốn thêm chi phí để làm đệm lót, nhưng khi xuất chuồng nông dân nuôi gà trên đệm lót sinh học còn bán được chất độn cho nhà vườn làm phân bón cho cây trồng với mức khoảng 1.000 đồng/kg, cho nên doanh thu của nông hộ có phần cao hơn so với nuôi truyền thống. Nuôi gà trên đệm lót thường có lợi nhuận trung bình khoảng 15.500 đồng/kg.

Bài, ảnh: HOÀI THU

Tags:

相关文章