发布时间:2025-01-11 03:00:34 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Khối lượng lớn lương thực,ảipháphuyđộngcácnguồnlựcchichophòngchốngdịthuỵ sĩ vs tây ban nha vật tư dự trữ quốc gia đã được xuất cấp để chống dịch | |
Bổ sung 14.620 tỷ đồng dự phòng ngân sách trung ương để chi cho phòng, chống dịch Covid-19 | |
Bộ Tài chính làm rõ thông tin nguồn dự phòng NSTW cho công tác phòng chống dịch Covid-19 |
Năm 2021, tổng nguồn lực NSTW có thể bố trí khoảng 51,66 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch. Ảnh: VP |
Cân đối NSNN và các nguồn lực
Theo Bộ Tài chính, đối với nguồn lực phòng chống dịch từ ngân sách Trung ương (NSTW), năm 2021, tổng nguồn lực có thể bố trí khoảng 51,66 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, dự phòng NSTW năm 2021 khoảng 28 nghìn tỷ đồng, bao gồm 13,39 nghìn tỷ đồng Quốc hội quyết định đầu năm và 14,62 nghìn tỷ đồng nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi của NSTW năm 2021 bổ sung dự phòng NSTW năm 2021; nguồn NSTW năm 2020 chuyển sang 13,33 nghìn tỷ đồng để mua vắc-xin phòng Covid-19; nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ được chuyển nguồn sang năm 2021 là 1,54 nghìn tỷ đồng; Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 là 8,78 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính cũng cho biết, đến hết ngày 15/10/2021, tổng số kinh phí đã chi là 30,85 nghìn tỷ đồng, trong đó, chi mua vắc-xin và tiêm chủng là 15,51 nghìn tỷ đồng; chi cho công tác phòng, chống dịch từ nguồn dự phòng NSTW là 14,92 nghìn tỷ đồng; chi hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 là 417 tỷ đồng. Như vậy, nguồn lực trung ương còn lại khoảng 20,81 nghìn tỷ đồng.
Từ nay đến cuối năm, NSTW dự kiến còn phải chi 9,65 nghìn tỷ đồng, trong đó, chi cho Bộ Y tế 6,55 nghìn tỷ đồng, Bộ Quốc phòng 1 nghìn tỷ đồng, Bộ Công an 2,1 nghìn tỷ đồng để phòng, chống dịch Covid-19.
Đối với ngân sách địa phương (NSĐP), Bộ Tài chính cho biết, tổng nguồn lực có thể bố trí là khoảng 75,85 nghìn tỷ đồng, gồm: dự toán dự phòng NSĐP năm 2021 có thể sử dụng là 16,01 nghìn tỷ đồng; 70% số dư Quỹ dự trữ tài chính đầu năm 2021 là 21,27 nghìn tỷ đồng; kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên và cắt giảm, điều chỉnh các nhiệm vụ chi của NSĐP khoảng 34,9 nghìn tỷ đồng; nguồn huy động, đóng góp 3,67 nghìn tỷ đồng, trong đó, huy động Quỹ vắc-xin của địa phương là 904,9 tỷ đồng.
Địa phương chi 50,85 nghìn tỷ đồng phòng chống dịch
Theo Bộ Tài chính, đến nay, các địa phương đã sử dụng 50,85 nghìn tỷ đồng, gồm dự phòng NSĐP là 13,5 nghìn tỷ đồng; Quỹ dự trữ tài chính là 6,63 nghìn tỷ đồng; kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên và cắt giảm, điều chỉnh các nhiệm vụ chi của NSĐP khoảng 29,24 nghìn tỷ đồng; nguồn huy động, đóng góp là 1,48 nghìn tỷ đồng để chi cho công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và các chính sách của địa phương ban hành.
Như vậy, nguồn lực còn lại của địa phương khoảng 25 nghìn tỷ đồng (trong đó dự kiến để mua vắc-xin khoảng 3,2 nghìn tỷ đồng).
Về những giải pháp huy động nguồn lực chi phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021, Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính chủ động cân đối, đảm bảo tập trung nguồn lực NSNN, huy động các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cộng đồng doanh nghiệp, người dân để chi cho công tác phòng chống Covid-19 và các nhiệm vụ cấp bách khác theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia để ứng phó kịp thời các tình huống đột xuất, cấp bách, thiên tai, dịch bệnh, phòng chống biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Cùng với đó, trình Quốc hội cho phép các địa phương được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn để chi phòng, chống dịch Covid-19. Trường hợp chi tăng lớn và đã sử dụng hết nguồn lực theo quy định, yêu cầu địa phương chủ động rà soát, điều chỉnh dự toán NSĐP theo quy định của Luật NSNN (cắt, giảm các nhiệm vụ chậm triển khai, bao gồm cả các dự án chi đầu tư phát triển) để có thêm nguồn lực chi phòng, chống dịch.
相关文章
随便看看