Nông dân Củ Chi chăm sóc bò sữaCực nhiều,ìsaodânCủChiphảiđổsữachoheoălee man fc vs lời ít Theo tìm hiểu PV Báo Giao thông, hiện những hộ được DN ký hợp đồng thu mua sản phẩm vẫn có thể cố gắng “cầm cự”, số hộ còn lại đều đang rơi vào cảnh khốn đốn. Ông Lượng Minh Kỷ, trú tại ấp 7A xã Tân Thạnh Đông, nuôi 18 con bò, trong đó có 6 con cho sữa với sản lượng 80kg/ngày. Toàn bộ lượng sữa này ông Kỷ bán cho Vinamilk với giá từ 10.000 - 14.000 đồng/kg tùy theo chất lượng sữa. “Với mức giá này, hàng tháng sau khi trừ chi phí gia đình tôi còn lời khoảng 7 - 8 triệu đồng. Tuy vất vả và lời ít, nhưng nếu tiếp tục tiêu thụ hết sản phẩm như hiện nay thì tôi sẽ cố gắng duy trì đàn bò cho qua lúc khó khăn. Cũng may nhà có đất trồng cỏ, chứ những nhà khác phải mua toàn bộ thức ăn từ cỏ đến cám, bã hèm, xác mì thì rất dễ bị thua lỗ”, ông Kỷ chia sẻ.
Tương tự, hộ bà Trần Thị Làm ở ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, có 5 con bò đang cho sữa, mỗi ngày thu hoạch khoảng 120kg. Nhờ chất lượng sữa khá tốt nên bà Làm bán được cho Vinamilk bình quân khoảng gần 13.000 đồng/kg. So với chi phí, tính ra mỗi tháng bà Làm còn lời khoảng 11- 12 triệu đồng. Tuy nhiên, theo bà Làm, so với những năm trước thu nhập giảm đi nhiều. Chưa kể những lúc bò bị bệnh, chi phí lại tăng lên. Điều khiến bà lo lắng là sắp tới các DN có còn tiếp tục mua sữa và giữ được giá mua như hiện nay? Lo sợ tương lai bấp bênh, 2 tháng qua, bà Làm đã tìm cách bán bớt 3 con bò. Ông Lê Văn Rong, ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, có hợp đồng bán sữa cho Công ty FrieslandCampina VN (Dutch Lady VN) cho biết: Đàn bò của ông sản xuất khoảng 220 kg/ngày, song Công ty chỉ nhận mua tối đa 200 kg/ngày với mức giá 11.400 đồng/kg, nếu giao vượt 200kg/ngày thì giá chỉ khoảng 7.400 - 7.500 đồng/kg. “Tôi vẫn còn lời chút ít nhưng không xứng đáng với công lao vất vả. Tôi chưa có ý định bỏ đàn bò sữa nhưng cũng phải bán bớt”, ông Rong nói. Xã Tân Thạnh Đông là xã nuôi bò nhiều nhất tại Củ Chi với tổng đàn 18.351 con vào cuối năm 2015. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm 2016 đến nay nông dân đã bán gần 300 con, hiện nhiều hộ vẫn đang tiếp tục bán ra. Ông Nguyễn Văn Chệt, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi cho biết: “Giá mua bán bò sữa tại Củ Chi giảm mạnh chưa từng thấy. Vài năm trước, giá một con bò sữa sắp sinh con loại khá tốt là trên 30 triệu đồng, nay bán chỉ khoảng 15 triệu đồng/con. Nhiều người thua lỗ, phải bán bò để trả nợ”. Sữa đổ cho heo ăn “Tôi đã từng phải đổ bỏ hàng trăm lít sữa mỗi ngày vì bán không có ai mua”, ông Út Xí, nông dân nuôi bò sữa ở ấp 6A, xã Tân Thạnh Đông ngậm ngùi nói. Đưa tay quệt những giọt mồ hôi trên trán, ông Út Xí nói tiếp: “Lúc đầu tôi cho các gia đình hàng xóm uống hoặc làm sữa chua nhưng sau vài ngày ai cũng ngán nên đành đổ bỏ”. Được biết, mỗi ngày gia đình ông Út Xí sản xuất 550 - 600kg sữa. Trước đây, ông ký hợp đồng tiêu thụ sữa với Công ty FrieslandCampina VN (Dutch Lady VN). Nhưng cách đây vài tháng, trạm thu mua của công ty này cho rằng, sữa bò của ông không đạt chất lượng và ngừng mua. Ông có đến trạm của Vinamilk xin ký hợp đồng nhưng không được nhận vì trước đây là khách hàng của công ty khác. Hiện, ông đang cố xoay xở bán cho Công ty Lothamilk mỗi ngày 80 kg, còn lại “gửi” các hộ khác bán giúp, nhiều khi đành chấp nhận bán giá 7.400 - 7.500 đồng/kg. Theo tìm hiểu, “gửi” bán sữa là cách hỗ trợ nhau của nông dân. Chẳng hạn như hộ A có hợp đồng tiêu thụ sữa mỗi ngày được tối đa 300 kg được trợ giá, nhưng có những lúc sản lượng sụt giảm còn 200kg thì hộ A sẽ “thông tin” để các hộ dân khác mang đến cho họ bán giúp. Ông Đoàn Ngọc Nhơn ở ấp 7A, xã Tân Thạnh Đông ngậm ngùi: “Tiếc đứt ruột nhưng đổ bỏ sữa là chuyện thường tình của một số hộ dân không ký được hợp đồng tiêu thụ, bởi không phải lúc nào cũng “gửi” được sữa. Nhiều người rớt nước mắt khi phải đổ bỏ những giọt sữa quý giá, thành quả lao động vất vả của mình. Nhà nào có nuôi heo thì lấy sữa cho heo ăn”. Ông Nhơn cho biết, trước đây gia đình ông nuôi 12 con, trong đó có 4 con cho sữa với sản lượng 60 kg/ngày nhưng không có DN nào ký hợp đồng nên bán dần chỉ còn 5 con, trong đó chỉ có một con cho sữa với 12 kg/ngày. “Tôi đang định bán hết nhưng giá quá rẻ, lại khó tìm người mua nên không bán được”, ông Nhơn buồn bã. Ông Nguyễn Văn Chệt cho biết, toàn huyện hiện có khoảng 868 hộ nuôi bò sữa, đa phần là các hộ nuôi nhỏ lẻ, các hộ nuôi mới không ký được hợp đồng với các DN. Tuy nhiên, cũng có một số hộ có quy mô đàn lên tới 50 - 60 con không ký được hợp đồng bởi một phần do lỗi của chính nông dân. “Trước khi ký hợp đồng, bao giờ DN cũng cho nhân viên đến hướng dẫn quy trình kỹ thuật và kiểm tra chất lượng cẩn thận. Thế nhưng, trước đây nhiều hộ cứ bỏ DN này chạy theo DN khác chỉ vì chút lợi nhỏ trước mắt, có thể do giá sữa nhỉnh hơn đôi chút hoặc kiểm tra chất lượng dễ hơn. Đến khi tiêu thụ khó khăn, họ muốn quay lại ký hợp đồng với DN cũ thì không được chấp nhận. Đó cũng là bài học đắt giá cho các hộ nuôi bò”, ông Chệt lý giải. DN đã cố hết sức? Trao đổi với Báo Giao thông, ông Đỗ Thanh Tuấn, Trưởng phòng Đối ngoại Công ty Vinamilk cho biết: Vinamilk đang mua khoảng 80% sản lượng sữa bò tại Củ Chi, mức giá cao nhất hiện nay là 14.000 đồng/kg. Mức giá này cao gần gấp đôi so với giá sữa tươi trên thị trường thế giới nhưng công ty vẫn cố gắng hỗ trợ nông dân trong hoàn cảnh khó khăn. Vinamilk khẳng định, 100% hộ nông dân đã ký hợp đồng với công ty đều được thu mua và bao tiêu sữa nguyên liệu, kể cả trong đợt nghỉ Tết dài ngày vừa qua. Theo ông Tuấn, Vinamilk sẵn sàng phối hợp với chính quyền địa phương xem xét, giải quyết những trường hợp nuôi bò sữa mới phát sinh và những trường hợp khác chưa ký hợp đồng với Vinamilk. Ông Lưu Văn Tân, Trưởng Dự án Phát triển ngành sữa Công ty FrieslandCampina VN cho biết: Hiện, công ty đã phải trợ giá cho nông dân ở mức 3.500 đồng/kg sữa. “Công ty không hạn chế số lượng sữa mua của mỗi hộ nhưng phải đưa ra định mức được trợ giá. Mỗi hộ cần duy trì sản lượng ổn định hàng ngày theo định mức này, số lượng vượt định mức không được trợ giá”, ông Tân nói. Trước câu hỏi, sắp tới công ty có giữ nguyên mức trợ giá như hiện nay hay sẽ giảm, ông Tân cho biết còn tùy thuộc vào tình hình thị trường vào từng thời điểm và tùy khả năng của công ty. “Vấn đề quan trọng là nông dân phải hướng đến chăn nuôi bền vững. Hiện, công ty đang tăng cường đội ngũ khuyến nông hướng dẫn nông dân về kỹ thuật chăn nuôi để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, ông Tân cho biết.
Theo Báo Giao thông Vinamilk dồn lực cho dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao |