当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【kết quả trận fenerbahce】Được bán trước cổ phần cho người lao động

dnnn

Thực tế nhiều DN sau bán cổ phần lần đầu ra công chúng vẫn còn số lượng vốn nhà nước lớn

Nhiều DN sau bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vẫn còn số lượng vốn nhà nước lớn.

Dự thảo Nghị định sửa đổi,Đượcbántrướccổphầnchongườilaođộkết quả trận fenerbahce bổ sung một số điều Nghị định số 59/2011/NĐ-CP (NĐ 59) của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (CTCP) vừa được Bộ Tài chính trình Chính phủ, được xem là một trong những giải pháp quan trọng, trực tiếp tháo gỡ các vướng mắc hiện tại mà DN gặp phải.

Tăng quyền quyết định cho chủ sở hữu

Điểm nhấn của bản dự thảo này là đã tăng quyền, tăng trách nhiệm cho các chủ sở hữu và sửa đổi quy định còn vướng mắc trong xác định giá trị DN (XĐGTDN), một khâu quan trọng trong quá trình CPH DNNN.

Theo đó, để giảm các công việc có tính sự vụ cho Thủ tướng Chính phủ và gắn trách nhiệm cho các các bộ quản lý ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với việc thực hiện CPH các DN mà các cơ quan này làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, tại Khoản 2, Điều 12 dự thảo Nghị định sửa đổi, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ hướng dẫn bổ sung các quy định này theo hướng phân cấp mạnh hơn.

Theo đó, “Cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án CPH theo quy định của pháp luật. Đối với các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) nhà nước và một số DN hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt (như bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác) khi thực hiện CPH mà phương án CPH thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, thì bộ trưởng các bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn tổ chức tư vấn CPH (lựa chọn tổ chức tư vấn XĐGTDN, lựa chọn tư vấn xây dựng phương án CPH)”.

Cũng liên quan đến quyền của chủ sở hữu, dự thảo nêu rõ: “Khi thực hiện CPH mà phương án CPH thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn sở giao dịch chứng khoán hoặc thuê tổ chức tài chính trung gian để thực hiện đấu giá”.

Một điểm đáng quan tâm nữa là quyền chỉ định thầu đối với tổ chức tư vấn XĐGTDN. Dự thảo đã sửa đổi Khoản 3, Điều 22 NĐ 59 theo hướng cơ quan chức năng có quyền chỉ định thầu với đối với các gói thầu có giá trị không quá 3 tỷ đồng.

Tôn trọng thị trường trong xác định giá trị DN

Thực tế, trong thời gian qua, nhiều DN khi XĐGTDN có khoản đầu tư tài chính dài hạn tại các DN khác mà các DN được đầu tư bị lỗ, mất vốn, thì giá trị các khoản đầu tư này đã thấp hơn giá trị trên sổ sách kế toán của DN CPH. Nhưng DN vẫn phải lấy giá trị ghi trên sổ sách kế toán để tính vào giá trị DN. Trong khi đó, các khoản trích dự phòng mà DN đã trích lại phải hoàn nhập tăng vốn nhà nước khi XĐGTDN. Việc này, phản ánh không đúng giá trị thực của DN khi thực hiện CPH.

Do vậy, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ sửa đổi Điểm d, Khoản 1, Điều 33 NĐ 59 theo hướng: “Trường hợp giá trị vốn đầu tư dài hạn của DN CPH tại DN khác khi đánh giá, xác định lại có giá trị thực tế thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì được xác định theo giá trị thực tế xác định lại”. Điều này cho thấy, việc định giá đã được điều chỉnh theo hướng thị trường, căn cứ vào giá trị thực tế tại thời điểm XĐGTDN CPH.

Cũng liên quan đến xác định giá trị DN, chiếu theo quy định tại Khoản 2, Điều 33, NĐ 59, nhiều cổ phiếu của các CTCP đã đăng ký trên thị trường Upcom không có giao dịch, vì vậy không có giá trị thực tế để đánh giá lại khoản đầu tư tài chính. Việc này làm kéo dài thời gian định giá của DN CPH.

Dự thảo đã bổ sung: “Trường hợp cổ phiếu của CTCP đã niêm yết trên thị trường Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước thời điểm tổ chức XĐGTDN thì được xác định theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Khoản 1, Điều 33 và Khoản 4, Điều 1, NĐ 59. Đối với giá trị vốn góp vào CTCP chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì căn cứ kết quả xác định của cơ quan tư vấn, Ban Chỉ đạo CPH DN xem xét trình cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị DN quyết định”.

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định “gỡ khó” trong trường hợp chưa thể IPO do thị trường khó khăn, nhà đầu tư bị eo hẹp túi tiền.

Theo đó, đối với những DN đã tiến hành các thủ tục cần thiết theo phương án CPH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thực hiện IPO trong thời gian 90 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt, thì DN được bán trước cổ phần cho người lao động, tổ chức công đoàn trong DN.

Giá bán cổ phiếu bằng 60% giá khởi điểm trong phương án CPH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chênh lệch giữa giá bán cho người lao động, cho tổ chức công đoàn (nếu có) so với mệnh giá cổ phần được trừ vào giá trị phần vốn nhà nước khi quyết toán tại thời điểm DN chính thức chuyển thành CTCP. Trong vòng 12 tháng sau khi DN chính thức chuyển thành CTCP, DN CPH phải thực hiện IPO theo đúng quy định.

Hà Minh

分享到: