TheổngCụcTiêuchuẩnĐolườngChấtlượnghưởngứngNgàyPhápluậnhân định bóng đá hôm nayo quy định của Luật phổ biển, giáo dục pháp luật có hiệu lực từ 1/1/2013, Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 hàng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người. Năm 2013 là năm đầu tiên, Ngày Pháp luật được tổ chức trong phạm vi toàn quốc. Theo kế hoạch triển khai, chủ đề Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11/2014 do Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - TĐC (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) phát động là “Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tham gia xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Các hoạt động hưởng ứng "Ngày Pháp luật" được tổ chức trong tuần lễ từ ngày 07 - 10/11, trong đó cao điểm vào ngày 09/11. Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngNhận thức rõ ý nghĩa của sự kiện Ngày Pháp luật với việc nâng cao nhận thức về pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã triển khai tuyên truyền, phổ biến, phát động kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật tới các đơn vị thành viên/ trực thuộc Tổng cục. Các băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật 9/11 đã được in ấn và căng treo tại trụ sở các đơn vị, thu hút sự chú ý của cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tiến hành rà soát các văn bản quản lý nội bộ, hoàn thiện các tủ sách pháp luật, thư viện pháp luật trực tuyến... thể hiện được tính nghiêm túc trong nhận thức tầm quan trọng của pháp luật đối với mỗi cán bộ, công chức, viên chức của Tổng cục. Với những hoạt động sôi nổi tại đơn vị mình, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã góp phần vào việc đưa ngày Pháp luật nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trở thành đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng trên phạm vi toàn quốc. Ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Tuy đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền của con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, theo đề xuất của Chính phủ, ngày 9/11 – Ngày ban hành Hiến pháp năm 1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này cũng đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012. Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 quy định: Ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”. Như vậy, sau quy định của Hiến pháp về ngày Quốc khánh, đây là lần đầu tiên chúng ta có một đạo luật quy định về một sự kiện chính trị, pháp lý được tổ chức hàng năm - Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 28/2013/NĐ-CP, các nội dung tổ chức Ngày Pháp luật gồm: -Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội; -Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; -Tuyên truyền, phổ biển các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đơn vị; -Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; -Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biển, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật; |
Viết Cường |