【luật chơi sâm lốc】Mỹ thuật đồng bằng soi vào quá khứ, vững bước tương lai
Từ những năm tháng chống Pháp và Mỹ cho đến hôm nay,ỹthuậtđồngbằngsoivoqukhứvữngbướctươluật chơi sâm lốc mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long luôn thể hiện và khẳng định mình, dù con đường nghệ thuật vẫn còn đầy ắp những khó khăn...
Tác phẩm “Người đi mở cõi” của họa sĩ Tô Dự . (Ảnh Hội Mỹ thuật Việt Nam)
Bài 1: Một thời sáng tác bên hố bom, chiến hào
Cùng với các lĩnh vực nghệ thuật khác, mỹ thuật đã góp phần vào thành tựu văn học nghệ thuật chung, với những cống hiến của các thế hệ đàn anh...
Đã có tác phẩm vẽ bằng máu
Theo trí nhớ của các họa sĩ lão làng, trước Cách mạng Tháng Tám 1945, phong trào mỹ thuật ở ĐBSCL chưa ghi nhận có sự phát triển, bởi không có trường đào tạo mỹ thuật cũng như hoạt động mỹ thuật đáng chú ý. Các họa sĩ vùng đất này cũng có, nhưng đi học ở Gia Định, Hà Nội, đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, họ trở về quê tham gia cách mạng, như họa sĩ Huỳnh Văn Gấm, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu, họa sĩ Nguyễn Cao Thương, Trần Văn Lắm, Lê Minh Hiền... Họ đã tổ chức nhiều lớp vẽ ngắn hạn trong bưng biền, để đào tạo các họa sĩ phục vụ kháng chiến tại miền Nam, lớp học đầu tiên tổ chức vào năm 1948, với tên gọi “Lớp hội họa kháng chiến”. Lớp họa sĩ này có rất nhiều người thành danh, như Tô Dự, Đào Hữu Phước, Phạm Hữu Trí… Sau này, còn có rất nhiều lớp đào tạo như thế này để cung cấp một thế hệ họa sĩ trong thời chiến phục vụ cách mạng.
Năm nay đã 87 tuổi, họa sĩ Tô Dự, một người con của Hậu Giang, hiện đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Thời đó, gian khổ vậy mà ai cũng học miệt mài. Lớp học này chỉ có khoảng 10 người. Sau khi học, nghề dạy nghề, chúng tôi bắt đầu tay súng, tay bút, vừa chiến đấu vừa phục vụ. Sau này, tôi được ra Bắc, sang Liên Xô đào tạo bài bản và trở về Hà Nội dạy, về U Minh mở lớp vẽ nữa để truyền nghề cho các bạn trẻ thời đó”. Những năm sau giải phóng và cho đến cách đây 5 năm, ông vẫn miệt mài vẽ, miệt mài dạy cho từng lớp học trò, khơi gợi và thắp lên ngọn lửa đam mê nghệ thuật trong họ. Giờ, không còn vẽ được những tranh lớn, ông vẽ tranh nhỏ, vừa sức, bằng chất liệu sơn dầu, bột màu, vẽ về ký ức, về những gì ông cảm nhận về cuộc sống quanh mình. Ông nói không vẽ, ông nhớ nghề da diết, không chịu nổi…
Những tác phẩm của các họa sĩ thời kỳ này hiện còn được lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, như tác phẩm bột màu “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Huỳnh Văn Gấm, “Bác Hồ và ba cháu nhi đồng Trung - Nam - Bắc”, bức huyết họa được vẽ bằng máu trên lụa của Diệp Minh Châu, “Trận Tầm Vu” (bột màu) của Nguyễn Hiêm… Trong thời kỳ này, một số họa sĩ, nhà điêu khắc ở ĐBSCL đã tham gia các hoạt động mỹ thuật ở Việt Bắc, như Nguyễn Sáng, Mai Văn Hiến… đã sáng tác, làm báo, vẽ tem, vẽ tiền, vẽ tranh địch vận, cùng các nghệ sĩ ở các lĩnh vực khác góp phần lấy văn học nghệ thuật, văn hóa văn nghệ tạo niềm tin cho cán bộ, chiến sĩ suốt cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Sự phát triển bất ngờ
Sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, các họa sĩ ĐBSCL tiếp tục phát huy những thành tựu của thế hệ đầu, lực lượng trưởng thành trong kháng chiến, trong các trường đào tạo trong và ngoài nước ngày càng đông, trong đó phải kể đến họa sĩ Thái Hà, Cổ Tấn Long Châu, Huỳnh Phương Đông, Thái Đắc Phong, Nguyễn Tấn Lực, Phạm Đỗ Đồng, Hoàng Anh…
Phòng Hội họa Giải phóng thuộc Trung ương Cục được thành lập vào năm 1961, tiếp tục phát triển đội ngũ mỹ thuật bằng những lớp vẽ ngắn hạn phục vụ kháng chiến. Từ đây, một đội ngũ họa sĩ mới tiếp tục được rèn giũa và dần trưởng thành, như Cổ Tấn Hùng, Võ Thanh Hoàng (Long An), Phan Hữu Thiện, Nguyễn Toàn Thi (Đồng Tháp), Nguyễn Hoàng, Trường Châm, Lê Dân (Bến Tre), Hứa Văn Chiến, Vũ Ba (Vĩnh Long), Liêu Tử Phong, Huỳnh Thanh Sơn (Trà Vinh)… Họ là những đầu tàu trong việc truyền dạy và tổ chức phong trào mỹ thuật ĐBSCL những năm sau giải phóng, để đưa Mỹ thuật ĐBSCL có vị thế riêng, hòa vào dòng chảy của mỹ thuật 7 khu vực khác trên cả nước.
Các họa sĩ đã được tập hợp trong các hội văn học nghệ thuật các tỉnh, thành, sáng tác nhiều tác phẩm tham gia các triển lãm mỹ thuật của địa phương, khu vực và toàn quốc. Họ là những người trưởng thành trong khoảng hơn 20 năm nay, tạo nên một lớp nghệ sĩ kế thừa và phát huy thành tựu của những thế hệ trước. Tranh sơn dầu chính là thế mạnh và họ đã có nhiều tác phẩm đạt giải khu vực, giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam, một số tác phẩm được lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh… Có thể kể đến những cái tên như Nguyễn Hữu Phương (Long An), Đặng Can, Tạ Thị Ánh Hồng (Vĩnh Long), Lê Công Uẩn (Cà Mau); điêu khắc có Trần Đình Thảo (Cần Thơ), Thạch Bồi (Trà Vinh)…
Họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, đánh giá: “Mấy mươi năm sau giải phóng, mỹ thuật ĐBSCL đã có sự phát triển khá bất ngờ. Các họa sĩ, nhà điêu khắc đã tìm tòi sáng tạo và mạnh dạn thử nghiệm những thể tài mới. Họ xông xáo, chịu khó đi vào nhiều đề tài để chuyển tải bức tranh cuộc sống nhộn nhịp, hối hả, nhưng cũng đầy sâu lắng, tạo cảm xúc riêng trong cảm nhận của người có điều kiện thẩm định nhiều tác phẩm mỹ thuật của cả nước như tôi. Họ vẫn giữ nguyên được sự đam mê, nhiệt huyết với nghề, dù những ai theo nghề này cũng biết rằng rất khó để sống được bằng nghề. Thế nhưng, một tình yêu khó lý giải khiến họ vẫn theo đuổi và tự tìm kiếm, phát triển tay nghề của chính mình, từng bước tạo tiếng nói riêng, góp phần cùng các lĩnh vực nghệ thuật khác tạo sự đa dạng, phong phú và chỗ đứng cho văn hóa nghệ thuật ĐBSCL nói chung, mỹ thuật ĐBSCL nói riêng với các khu vực khác trong cả nước...”.
Họa sĩ Tô Dự: Muốn vẽ đẹp, sáng tạo phải học bài bản - “Ở tuổi 87, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và hoạt động mỹ thuật trong suốt thời bình, đến thời điểm này, tôi vẫn vẽ, nhưng không còn vẽ những bức tranh lớn, mà chỉ vừa sức. Không vẽ thì buồn lắm. Cả đời làm nghệ thuật, tôi nghiệm ra một điều là chỉ có học bài bản vẽ mới đẹp, mới sáng tạo, thể hiện được hết ý, tứ của mình. Đây cũng chính là lời khuyên của tôi với thế hệ trẻ đã và đang tiếp nối truyền thống của thế hệ trước”. |
Triển lãm mỹ thuật chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam và các sự kiện chính trị lớn Triển lãm mỹ thuật khu vực do Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với các tỉnh, thành trong cả nước tổ chức ở 8 khu vực vào tháng 8 hàng năm, để kỷ niệm Ngày Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 và kỷ niệm Ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam. Đây là sân chơi duy nhất dành cho hội viên các chi hội, phân hội mỹ thuật, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng sáng tạo, gặp gỡ, giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau; chăm bồi và phát huy những nhân tố mới. Hiện tại, đã có 6 khu vực tổ chức xong triển lãm. Còn lại hai là khu vực VII (tổ chức tại tỉnh Đồng Nai, khai mạc vào ngày 30-8) và khu vực VIII. Khu vực VIII là khu vực ĐBSCL, do tỉnh Hậu Giang đăng cai tổ chức. Tại mỗi khu vực, sau khi kết thúc triển lãm, sẽ có một số tác phẩm xuất sắc nhất được Ban Giám khảo chọn giới thiệu tham gia Triển lãm giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam, diễn ra vào trung tuần tháng 9. |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
Bài 2: Gian nan trên đường khẳng định