【lịch thi đấu vđqg hà lan】Chăm sóc tâm lý bệnh nhân ung thư
(CMO) Chấp nhận căn bệnh ung thư cũng như chung sống với nó trong phần đời còn lại với nhiều bệnh nhân thực sự là một thử thách. Giúp họ lấy lại được sự cân bằng tâm lý là một điều quan trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà.
Bác sĩ Hồ Thanh Đảm, Trưởng Khoa Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: “Đối với nhiều bệnh nhân, việc bị chẩn đoán mắc ung thư như đang mang trên mình một bản án tử. Khi đối diện với căn bệnh ung thư, người bệnh sẽ trải qua những khủng hoảng về mặt tâm lý như: Sợ hãi về điều trị hoặc tác dụng phụ của điều trị; sợ hãi ung thư tái phát hoặc di căn sau khi điều trị; tâm lý lo lắng xuất hiện với nhiều biểu hiện như lo lắng về sự bất định, lo lắng về việc mất khả năng tự chủ, lo lắng về sự thay đổi các mối quan hệ. Đặc biệt là rất sợ hãi về cái chết… Sự lo âu, sợ hãi có thể làm cho việc đối mặt với điều trị ung thư trở nên khó khăn hơn. Nó cũng có thể gây trở ngại cho việc ra quyết định liên quan tới chăm sóc và điều trị”.
Đối với bệnh nhân ung thư, ngoài được hỗ trợ y tế thì việc chăm sóc tâm lý là rất quan trọng. |
Bác sĩ Đảm chia sẻ, một trong những việc quan trọng nhất người thân nên làm với bệnh nhân ung thư là trò chuyện, tâm sự, bởi bệnh nhân ung thư rất dễ bi quan, thu mình và dần trở nên tuyệt vọng. Việc trò chuyện thường xuyên, lắng nghe, tôn trọng bệnh nhân sẽ giúp tinh thần của người bệnh được thoải mái hơn. Hãy để bệnh nhân cảm thấy được cảm thông, chia sẻ, và những cuộc nói chuyện cởi mở sẽ giúp bệnh nhân dần lấy lại được tinh thần. Người thân cần lưu ý tới những dấu hiệu bệnh nhân muốn tự sát và thông báo cho các thành viên khác trong gia đình để tất cả mọi người cùng giúp đỡ.
Giúp bệnh nhân ung thư tham gia các hoạt động ưa thích, dù ngay cả khi bệnh nhân không còn đủ sức khỏe để tham gia các hoạt động ưa thích trước đây, hãy tìm một cách nào đó để họ cảm thấy bản thân vẫn tham gia được vào hoạt động đó. Điều này giúp bệnh nhân duy trì sự gắn kết với xã hội cũng như cảm thấy cuộc sống hiện tại không quá tồi tệ so với cuộc sống thường ngày trước khi mắc bệnh của họ.
Bên cạnh đó, người thân cần chú ý đến các dấu hiệu bệnh nhân cần được trợ giúp. Bệnh nhân ung thư có thể trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau, như buồn rầu, căng thẳng, tức giận, lo âu, tuyệt vọng,... Do đó, khi nhận thấy cảm xúc của bệnh nhân bất ổn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ cho bệnh nhân từ các chuyên gia tâm lý, bác sĩ, hoặc các biện pháp giúp bệnh nhân thư giãn. Nếu người chăm sóc cảm thấy căng thẳng, hãy tìm cách lấy lại cân bằng cho bản thân trước, bởi người chăm sóc khoẻ mạnh mới có thể chăm sóc cho bệnh nhân tốt nhất.
Ngoài ra, để người bệnh có nghị lực đối mặt với căn bệnh ung thư, người thân hãy luôn là động lực và chấp nhận những khó khăn của bệnh nhân: Hãy luôn tâm niệm người bệnh đang phải trải qua thực tại khó khăn, và họ bị bệnh tật giới hạn nhiều khía cạnh, hãy giúp đỡ họ. Bệnh nhân ung thư rất cần được thấu hiểu và cảm thông./.
Lê Kim
相关文章
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
Giá xăng dầu đảo chiều, đồng loạt tăng Giá xăng dầu biến động nhẹ trong kỳ điều hành ngày 12/12 Giá2025-01-13Vận chuyển lượng lớn nấm màu đen, nầm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ
Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn, Đội QLTT số 6 đã2025-01-13Có thể mất trắng tiền khi đầu tư vào sàn giao dịch tài chính theo kiểu đa cấp
Cục An ninh mạng và phòng, chống phạm tội sử dụng công nghệ cao cho biết, thời g2025-01-13Cơ hội thanh lọc thị trường bất động sản từ ‘bão’ Covid
Theo dữ liệu trong 3 tháng đầu năm 2020 được trang Batdongsan.com.vn công bố mới đ&acir2025-01-13Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
Các mã chứng khoán bị cắt marghủ yếu do vi phạm một trong các tiêu chí như: lợi nhuận sau thuế âm; t2025-01-13Cảnh báo tình trạng lừa đảo qua tin nhắn thương hiệu SMS brandingname
Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn số 7611/NHNN-TT gửi các t2025-01-13
最新评论