【rangers đấu với dundee】Gia Lai: Tạo đột phá thu hút đầu tư để vươn lên Top đầu Tây Nguyên
Người dân, doanh nghiệp làm thủ tục, hồ sơ tại bộ phận một cửa, Trung tâm hành chính công tỉnh Gia Lai. Ảnh: CTV |
Lấy năng lực cạnh tranh làm thước đo hiệu quả
Theo bảng đánh giá xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) toàn quốc PCI-2021 vừa được Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, với 64,9 điểm, Gia Lai ở vị trí thứ 26/63 trong bảng xếp hạng chỉ số PCI.
Năm 2021, tỉnh Gia Lai có 5 chỉ số thành phần tăng điểm so với năm 2020 về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết quả này đã giúp địa phương tăng 12 bậc so với năm 2020 và xếp thứ 2 ở khu vực Tây Nguyên. Gia Lai cũng đã lấy bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) làm thước đo hiệu quả trong điều hành kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh liên tục trong 3 năm qua.
Ông Nguyễn Hữu Quế - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, cho biết: “Để có được những kết quả đó, tỉnh đã tập trung các giải pháp mang tính đột phá như: tiếp tục rà soát, nghiên cứu, cải cách quy trình để cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư so với quy định; tổng hợp những bất cập, vướng mắc về các lĩnh vực quản lý ngành để đề xuất UBND tỉnh kiến nghị với trung ương, các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung".
Cùng với đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cũng phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, sở cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) để kịp thời nắm bắt nguyện vọng và tháo gỡ những khó khăn.
Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI, cho rằng: “Nếu trước đây, nội dung khảo sát DDCI tập trung vào chất lượng của bộ phận một cửa và thủ tục hành chính thì lần này, Gia Lai còn bổ sung những câu hỏi đánh giá về hiệu quả của các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ DN; nhận định về các hoạt động đổi mới, thử nghiệm áp dụng công nghệ mới, thúc đẩy chuyển đổi số, chính quyền số tại các sở, ban, ngành và địa phương. Đây là nguồn thông tin hữu ích giúp nhóm nghiên cứu có thể đề xuất những giải pháp phù hợp để hỗ trợ cộng đồng DN, HTX và hộ kinh doanh của tỉnh”.
Cũng theo ông Tuấn, để tiếp tục nâng cao chỉ số DDCI, các sở, ngành và địa phương cần tiếp tục hỗ trợ DN, HTX và hộ kinh doanh trong bối cảnh vẫn còn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể là triển khai các giải pháp hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền; hỗ trợ về lao động, chuyển đổi số và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Tiêu chí làm hài lòngnhà đầu tư
Xác định đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư là bước đột phá quan trọng, tạo đà cho sự phát triển của tỉnh, liên tục trong nhiều năm qua, Gia Lai đã tổ chức nhiều hình thức kêu gọi xúc tiến đầu tư theo hướng tiếp cận nhu cầu của nhà đầu tư, cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chi tiết, thiết thực theo từng dự án. Tỉnh cũng chủ động “gõ cửa” mời gọi trực tiếp các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực về tài chính, có thương hiệu trong chuỗi giá trị quốc gia hoặc toàn cầu.
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành khẳng định: “Quyết liệt cải cách hành chính, công khai minh bạch, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính ở các cơ quan công quyền nhằm tạo sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp góp phần thu hút đầu tư là quyết tâm của các ngành, các cấp của Gia Lai”.
Thời gian qua, UBND tỉnh Gia Lai đã rất quyết liệt và tập trung tháo gỡ các vướng mắc liên quan thủ tục nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và áp dụng đồng bộ hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động của các cơ quan hành chính theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008. Ðến nay, tất cả 53 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và cấp huyện; 201 đơn vị cấp xã đã công bố hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế cho biết, lần đầu tiên, sở chủ động làm biên bản ghi nhớ với nhiều sở, ngành cam kết, nếu hồ sơ đầu tư của doanh nghiệp đầy đủ sẽ yêu cầu giải quyết xong trong thời gian sớm nhất. Việc này được UBND tỉnh theo dõi chặt chẽ, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân cố tình gây ách tắc ảnh hưởng tiến độ chung.
Theo ông Quế, các thủ tục liên quan doanh nghiệp phải được giải quyết nhanh gọn trong ngày là phương châm của mô hình dịch vụ hành chính công của Gia Lai. Thời gian hoàn thành hồ sơ thành lập mới doanh nghiệp là hai ngày (hồ sơ thành lập xong đã có con dấu, mã số thuế, số tài khoản ngân hàng...); hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là một ngày.
Dự án năng lượng tái tạo mới đầu tư xây dựng tại huyện Đak Đoa, Gia Lai. Ảnh: CTV |
Lãnh đạo tỉnh Gia Lai cũng hết sức quan tâm, xác định khâu đột phá là công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thúc đẩy quy mô, thu hút nguồn lực để phát triển kinh tế địa phương. Trên cơ sở này, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Gia Lai thường xuyên tổ chức gặp mặt, đối thoại giữa lãnh đạo các cấp với cộng đồng doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp; từ đó, chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn ngay cho doanh nghiệp trong những vấn đề có liên quan lĩnh vực đầu tư.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành, mặc dù là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai sẽ quyết tâm tận dụng hết tiềm năng, dư địa phát triển để thu hút, cùng sẻ chia và đồng hành với các nhà đầu tư đến với Gia Lai.
Sắp tới Gia Lai sẽ tổ chức tuần lễ các sự kiện “chào mừng 90 năm ngày thành lập tỉnh Gia Lai” diễn ra từ ngày 19/5 đến ngày 24/5, gồm các sự kiện lớn như: Diễn đàn “Kết nối Tây Nguyên”, với chủ đề “Thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững vùng Tây Nguyên và kết nối chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ nông sản tại Gia Lai” và “Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai” cũng được tổ chức với sự tham dự của các khách mời trong và ngoài nước.
Tiếp đó, Chương trình “Gặp gỡ Gia Lai – Nhật Bản 2022” diễn ra từ ngày 22/5 đến 23/5 tại TP. Pleiku với chuỗi các hoạt động đa dạng nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh và làm sâu sắc mối quan hệ giữa tỉnh Gia Lai và các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương nước ngoài nói chung, với Nhật Bản nói riêng.
Diễn ra từ ngày 20/5 đến hết ngày 24/5, “Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên – Gia Lai và giao thương doanh nghiệp Nhật Bản năm 2022” cũng là một hoạt động được tổ chức với quy mô lớn, công phu, có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước./.
相关文章
Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
Ngày 28/9, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam đưa 100 biển số ô tô "lên sàn", được chia thành 5 khung2025-01-25Doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 12 tỷ USD
Doanh nghiệp FDI Đồng Nai than về phí hạ tầng cảng biển TPHCMDoanh nghiệp FDI chiếm 73,2% kim ngạch2025-01-25Những điều ít ai biết về tân chủ tịch Fed
Bà Janet Yellen, nữ chủ tịch đầu tiên của Cục dự trữ liên bang Mỹ, từng là giáo viên của đối thủ tro2025-01-25Năm bí quyết để mẹ chồng khiến con dâu nể phục
1. Không cố trở thành "quan tòa" mọi lúcViệc nàng dâu có những cuộc tranh luận với chồng là điều khô2025-01-25Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
Vài ngày sau khi Apple thông báo "khai tử" các phím chức năng và cổng USB truyền thống trê2025-01-25Doanh thu bán lẻ của Mỹ hồi phục trong tháng 2
Nhu cầu tiêu dùng được dự báo sẽ tăng lên khi thời tiết đẹp hơn và mọi người sẵn sàng ra khỏi nhà để2025-01-25
最新评论