Ngày 26/1,ấtkhẩulâmsảnlầnđầutiêncánmốctỷkq tho nhi ky tại TP.HCM diễn ra “Lễ mừng xuất khẩu lâm sản Việt Nam về đích trước kế hoạch và triển vọng ngành chế biến gỗ giai đoạn 2018 – 2020”.
Sự kiện do Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với các hiệp hội: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định ( FPA), Hiệp hội chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWOOHA).
Mặc dù trong năm 2017, ngành chế biến gỗ còn gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết không thuận lợi và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị trường, song xuất khẩu lâm sản của Việt Nam vẫn cán mốc 8 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2016, về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020. Gỗ và sản phẩm gỗ đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 6 của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối ASEAN và đứng thứ hai châu Á và thứ 5 thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, kim ngạch 8 tỷ USD xuất khẩu là dấu mốc hết sức quan trọng của ngành lâm nghiệp, qua đó đã thể hiện sự cố gắng vượt bậc của toàn ngành cả về sản xuất lẫn những nỗ lực tuân thủ các điều ước quốc tế…
Ông Cường nhận định, trong những năm tới, ngành chế biến gỗ đứng trước cơ hội rất lớn ở thị trường rộng lớn ở cả trong nước lẫn nước ngoài. Cùng với đó, nguồn tài nguyên trong nước hiện cũng rất dồi dào với 4,1 triệu ha rừng trồng cùng với nhiều nguồn nguyên liệu tự nhiên khác như tre, nứa…
Tuy nhiên, yêu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng cao. Do đó, yếu tố cần thiết cho ngành chế biến gỗ hiện nay chính là việc đẩy mạnh đầu tư cho chất lượng sản phẩm, mẫu mã đẹp mắt, nhiều tính năng tiện dụng để thu hút khách hàng, gia tăng giá trị sản phẩm…
Đại diện cho các Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA, đã chỉ ra những cơ hội của ngành gỗ đến năm 2020. Theo đó, trong vài năm gần đây, các khu vực sản xuất đồ gỗ đều không tăng, trừ châu Á – Thái Bình Dương, nên áp lực cạnh tranh toàn cầu không tăng. Trong khi đí, nhu cầu thị trường đồ nội thất trên thế giới vẫn tăng trưởng. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành gỗ Việt Nam.
Tuy nhiên, thị trường nhập khấu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam là Mỹ đang có xu hướng tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có các doanh nghiệp gỗ. Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường lao động và nguyên liệu trong nước và có thể dẫn đến nguy cơ bị kiện chống bán phá giá.
Trong năm 2018, ngành gỗ đặt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu lâm sản lên 9 tỷ USD, trong đó kim ngạch gỗ và sản phẩm gỗ đạt từ 8,5 – 8,7 tỷ USD.
Để thực hiện được mục tiêu này, ông Khanh cho rằng các doanh nghiệp cần tập trung đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, ổn định chất lượng. Đồng thời nâng cao giá trị gia tăng bằng thiết kế mới. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần thực hiện cam kết “nói không với gỗ bất hợp pháp” để đưa ngành chế biến gỗ trở thành ngành sản xuất bền vững bằng nguyên liệu gỗ hợp pháp.