Phát biểu tại hội nghị,ĐãbanhànhNghịđịnhhướngdẫnLuậtQuảnlýnợcônhận định bóng đá mới nhất ông Trương Hùng Long- Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết, Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ 1/7/2018.
Với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật, Bộ Tài chính đã khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc xây dựng 7 nghị định của Chính phủ để kịp ban hành đúng thời hiệu của luật.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo 6 nghị định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo 1 nghị định về quản lý sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Thực hiện phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã khẩn trương xây dựng 6 nghị định để trình Chính phủ và đến nay các nghị định này đã được ban hành, kịp thời hạn hiệu lực của Luật Quản lý nợ công từ 1/7/2018.
6 nghị định do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ ban hành bao gồm: Nghị định 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ; Nghị định 92/2018/NĐ-CP về quản lý và sử dụng quỹ tích luỹ trả nợ; Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương; Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về nghiệp vụ quản lý nợ công; Nghị định 95/2018/NĐ- CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Theo ông Long, các nghị định được xây dựng đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn đầy đủ các trình tự, thủ tục có liên quan để đảm bảo thực hiện Luật đầy đủ, kịp thời, không đòi hỏi có hướng dẫn thêm.
Đối với Nghị định về quản lý sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ, hiện nay cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình xây dựng, trình Chính phủ ban hành.
Được biết, ngay trong cuối tháng 7 này và đầu tháng 8, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tổ chức 2 hội nghị phổ biến Luật cho các đối tượng là nhà tài trợ nước ngoài và các địa phương khu vực phía Nam.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cũng như các nhóm soạn thảo đã trình bày nội dung cơ bản của Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); 6 nghị định đã được ban hành, trong đó phân tích cụ thể sự khác nhau, giống nhau với các quy định trước đây và giải đáp thấu đáo các thắc mắc của các đại biểu có mặt.
Đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đặt câu hỏi với ban soạn thảo. |
Trước đó, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 và có hiệu lực từ 1/7/2018.
Luật Quản lý nợ công gồm 10 Chương, 63 Điều, quy định về hoạt động quản lý nợ công bao gồm huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và các nghiệp vụ quản lý nợ công. Việc quản lý nợ công theo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý và giao một cơ quan là Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chính.
Một trong những điểm thay đổi quan trọng tại Luật này so với trước đây là nhiệm vụ chủ trì, tổ chức, thực hiện vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài… trước đây được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nay được giao về Bộ Tài chính. Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, đúng tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên nguyên tắc một tổ chức có thể làm nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính.
Đồng thời, Luật giao Chính phủ quy định nhiệm vụ phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong quản lý nợ công nhằm xác lập căn cứ pháp lý minh bạch, cụ thể trong xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính; Nhiệm vụ, quyền hạn phối hợp của các cơ quan liên quan, tương tự như quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan đầu mối trong nhiều đạo luật hiện hành như Luật Du lịch, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Phí và lệ phí,…
Liên quan đến việc thay đổi nhiệm vụ về quản lý vốn vay ODA, Khoản 3, Điều 29 về vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cũng quy định: “Bộ Tài chính chủ trì xác định thành tố ưu đãi, đánh giá tác động của khoản vay mới đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công, xác định cơ chế tài chính trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt cùng với đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài”.