【kèo real madrid】Kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng, cơ hội cho các nhà đầu tư

时间:2025-01-10 09:41:03 来源:Empire777
Kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng, cơ hội cho các nhà đầu tư
Kinh tế Việt Nam năm 2024 - 2025 sẽ tốt hơn khi lạm phát tăng trong mục tiêu, lãi suất giảm nhẹ và tỷ giá ổn định hơn. Ảnh tư liệu

Động lực tăng trưởng phục hồi

Kinh tế Việt Nam sắp bước qua quý I với nhiều điểm sáng. Các chỉ số vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, vốn FDI đăng ký mới tăng gần 40%. Dự báo của các tổ chức quốc tế như Bloomberg, Fitch Rating, Standard & Chartered đều đánh giá tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay từ 6-6,7%, tương đồng với chỉ tiêu Quốc hội đặt ra từ 6-6,5%.

Kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng, cơ hội cho các nhà đầu tư

Nhiều nền tảng vững chắc để kinh tế phát triển

"Việt Nam được hưởng lợi lớn từ sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu. Các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, nhiều luật được sửa, nhiều khung khổ pháp lý liên quan đến kinh tế xanh, kinh tế số được xây dựng; đẩy mạnh hệ tầng số; tất cả các quy hoạch vùng, tỉnh sẽ xong trong năm nay, bên cạnh các cơ chế đặc thù. Cùng với đó là hoạt động đối ngoại hiệu quả. Tất cả tạo thành nền tảng vững chắc để Việt Nam phát triển lên tầm cao mới” - TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh.

Tại hội thảo “Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024” do CafeF tổ chức ngày 26/3 tại Hà Nội, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chinh sách tài chính - tiền tệ Quốc gia dự báo, nhìn từ các động lực tăng trưởng, kinh tế Việt Nam năm 2024 - 2025 sẽ tốt hơn khi lạm phát tăng trong mục tiêu, lãi suất giảm nhẹ và tỷ giá ổn định hơn. Đối với các doanh nghiệp, nghĩa vụ tài chính đã qua giai đoạn khó khăn nhất, tiếp cận vốn được duy trì và khả năng huy động vốn cũng như nguồn lực đầu tư - kinh doanh dễ dàng hơn. Trong khi đó, các vướng mắc về pháp lý dần được tháo gỡ, thể chế được quan tâm hoàn thiện. Niềm tin đã phục hồi, dù còn chậm.

“Khả năng phục hồi sau đại dịch của Việt Nam được đánh giá tốt, quý sau cao hơn quý trước. Đặc biệt, xuất khẩu đã tăng trở lại, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 19%, thặng dư thương mại được duy trì cao; nhu cầu tại các thị trường chính phục hồi, đơn hàng xuất khẩu tăng dần” - TS Cấn Văn Lực dẫn chứng.

Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, thị trường chứng khoán tăng trưởng tích cực khoảng 13% từ đầu năm, các nhóm ngành tăng trưởng âm trong năm trước đều phục hồi mạnh. Bên cạnh đó, nhiều tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang dần phục hồi. Ban hành các chính sách tài khoá “mở rộng trọng tâm” thông qua việc giãn hoãn, giảm thuế, phí, lệ phí trước bạ và chính sách tiền tệ “linh hoạt nới lỏng” thông qua 4 lần giảm lãi suất cho phép cơ cấu lại nợ. Niềm tin đầu tư kinh doanh tiêu dùng năm 2024 phục hồi.

Còn theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, giai đoạn vừa qua thực sự khó khăn, nhưng cũng là lúc thế giới nói nhiều đến thay đổi cách thức phát triển. Mặc dù kinh tế thế giới còn phải đối mặt nhiều trở ngại, nhưng hai điểm sáng thấy rõ, giúp hỗ trợ kinh tế Việt Nam. Một là nguy cơ suy thoái của các đối tác thương mại lớn của Việt Nam rất thấp, thậm chí tốt hơn, điển hình như kinh tế Hoa Kỳ. Thứ hai là thị trường tài chính tiền tệ đã tốt hơn, lạm phát giảm nhanh, là cơ sở để các quốc gia nới lỏng chính sách tiền tệ.

Cơ hội đón làn sóng FDI lần thứ 4

TS. Võ Trí Thành cho rằng, để đạt được mục tiêu 6,5%/năm trong giai đoạn 2021-2025 là khá thách thức. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt của sự chuyển đổi, nếu Việt Nam nỗ lực về chính sách và cải cách thì những điểm sáng kinh tế sẽ được thúc đẩy.

Bước ngoặt chuyển đổi này được nhìn thấy qua dữ liệu tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực phi sản xuất trong cơ cấu GDP đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tiến hành cải cách thị trường tài chính, cũng như thu hút dòng vốn FDI vào các ngành công nghệ cao như điện tử, bán dẫn, năng lượng tái tạo nhằm thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế sang các ngành có giá trị gia tăng cao, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Trong giai đoạn khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, Khu vực châu Á chứng kiến sự sụt giảm vốn FDI trong 2023 lên tới 12% so với năm 2022 (trong đó FDI vào các quốc gia lớn như Trung Quốc giảm 6%, Ấn Độ giảm 47% và khu vực ASEAN giảm 16%). Tuy nhiên, Việt Nam lại là một ngoại lệ với mức tăng 32% với tổng vốn đăng ký hơn 36 tỷ USD trong đó trên 3.100 dự án FDI mới.

Các chuyên gia nhận định, Việt Nam đứng trước cơ hội đón nhận làn sóng FDI lần thứ tư. Làn sóng FDI lần này có thể tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, biên cạnh những điểm sáng, TS. Cấn Văn lực cũng chỉ ra nhiều thách thức năm 2024 như rủi ro bên ngoài, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại dẫn đến đà phục hồi của xuất khẩu và đầu tư còn chậm, tăng trưởng đầu tư tư nhân và tiêu dùng còn thấp. Giải ngân đầu tư công chưa có đột phá. Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn về pháp lý, nghĩa vụ tài chính và chi phí đầu vào còn cao, đơn hàng phục hồi còn chậm.

“Doanh nghiệp cần cơ cấu lại hoạt động kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá; chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình, gói hỗ trợ tài khoá, thuế - phí; đa dạng hoá nguồn vốn, thị trường, đối tác, nguồn cung; đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng; tận dụng cơ hội từ việc nâng cấp quan hệ Việt Nam với Mỹ, Nhât Bản, Úc…” - TS. Cấn Văn Lực nói.

Đồng tình với quan điểm trên, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh, việc các doanh nghiệp, cũng như nhà đầu tư cá nhân trước khi tìm kiếm các cơ hội bứt phá đều phải xác định rõ khẩu vị rủi ro và phương thức quản trị rủi ro của mình. Đối với các doanh nghiệp, cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình, gói hỗ trợ của Chính phủ; kết nối ngành hàng, đối tác, hiệp hội; tìm hiểu sự dịch chuyển của các thị trường, nguồn cung... và bắt nhịp các xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh./.

推荐内容