Thông điệp từ Chủ tịch KSB Phan Tấn Đạt
BIMICO được thành lập ngày 13/1/1993 theo Quyết định số 62/UB-ND của UBND tỉnh Sông Bé,àhànhtrìnhkhẳngđịnhthươnghiệlịch thi đấu bóng đá hạng 2 ý nay là tỉnh Bình Dương, tiền thân là doanh nghiệp nhà nước. Năm 1997, khi Sông Bé được tách thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Công ty Khai thác và xuất khẩu khoáng sản tỉnh Sông Bé được đổi tên thành Công ty Khai thác và xuất khẩu tỉnh Bình Dương theo Quyết định số 568/QĐ-UB ngày 1/3/1997 của UBND tỉnh Bình Dương.
Chủ tịch HĐQT KSB Phan Tấn Đạt Năm 2000, Công ty Khai thác và xuất khẩu tỉnh Bình Dương đổi tên thành Công ty cổ phần Khoáng sản và xây dựng Bình Dương. Tháng 5/2006, Công ty được cổ phần hóa với vốn điều lệ 70 tỷ đồng. Đến năm 2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đăng ký công ty đại chúng. Tháng 1/2010, công ty tăng vốn điều lệ lần thứ nhất lên 107 tỷ đồng và niêm yết trên HOSE với mã chứng khoán KSB.
Trong năm 2022, Công ty cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương được vinh danh doanh nghiệp xuất sắc châu Á - Thái Bình Dương, Top 10 Sao vàng Đất Việt, cùng nhiều danh hiệu cao quý khác.
Tổng tài sản của công ty đạt hơn 4.243 tỷ đồng so với đầu năm (khoảng 3.984 tỷ đồng), tăng hơn 6,5%. Vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng, đầu năm hơn 1.787 tỷ đồng, cuối năm hơn 1.941 tỷ đồng, tăng 8,6%.
Ông Phan Tấn Đạt - Chủ tịch Hội đồng quản trị KSB cho biết, trong năm 2023, giải ngân đầu tư công trở thành trụ cột mới cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới nhờ tính dẫn dắt và lan tỏa trên nhiều nhóm ngành. Đây là cơ hội tích cực cho các doanh nghiệp cung ứng vật liệu xây dựng cho dự án cao tốc Bắc - Nam, cùng hàng loạt dự án hạ tầng được đẩy mạnh trong năm 2023, kèm theo nhu cầu về đá xây dựng.
Ông Trần Đình Hà - Tổng Giám đốc KSB (thứ 4 từ trái qua) nhận giải Top 10 báo cáo thường niên tốt nhất nhóm vốn hóa vừa đối với doanh nghiệp niêm yết 2022. Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng, KSB hiện đang sở hữu các mỏ đá có trữ lượng khai thác lớn tại các khu vực Đồng Nai. Hiện nay KSB đang nắm giữ 9,5% cổ phần tại Công ty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (VLB) - một doanh nghiệp đang có nhiều mỏ đá khai thác tại khu vực Đồng Nai với công suất 4 triệu m3/năm.
Với lĩnh vực cho thuê hạ tầng khu công nghiệp, KSB đang thực hiện thủ tục pháp lý để tiến hành mở rộng Khu công nghiệp KSB từ 340 ha lên 553 ha, đồng thời KSB cũng đang xúc tiến đầu tư các khu công nghiệp mới tại Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước để gia tăng quỹ đất kinh doanh cho những năm tiếp theo.
“Chiến lược phát triển lấy khách hàng làm trung tâm với các giải pháp đột phá trong chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, KSB tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, qua đó tạo bước chuyển mình bứt phá hướng tới phát triển toàn diện và bền vững trên hành trình mới" - Chủ tịch KSB Phan Tấn Đạt chia sẻ.
Triển vọng tăng trưởng
Bộ Giao thông vận tải nhận định, nhu cầu về đá xây dựng giai đoạn 2023 - 2025 khoảng 21,5 triệu m3. Cụ thể hơn, dự án sân bay Long Thành, đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh dự kiến sử dụng lần lượt 2,04 triệu m3 và 5,26 triệu m3 đá xây dựng.
Do đặc thù của ngành đá xây dựng là trữ lượng đá sẽ giảm dần theo thời gian, vì vậy, khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là trữ lượng đá còn lại và thời hạn khai thác các mỏ đá.
Ảnh hưởng tiếp theo là chi phí vận chuyển, thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành thành phẩm. Tùy thuộc vào khoảng cách và loại hình vận chuyển, giá đá giao đến công trường có thể cao gấp đôi giá đá tại mỏ. Do đó, những mỏ đá nằm gần các công trình xây dựng (giao thông, khu công nghiệp, dân cư) hoặc gần sông (thuận tiện vận chuyển đường thủy - có chi phí thấp hơn vận chuyển đường bộ) sẽ được ưu tiên huy động nhờ lợi thế về giá bán và thời gian vận chuyển.
Chi phí vận chuyển là yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá thành đá xây dựng. Do đó, hầu hết các nhà thầu xây dựng sẽ chọn mỏ đá gần dự án. Đây chính là cơ hội để KSB có thể khai thác đá, tăng trưởng mạnh doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới.
Mỏ đá thuộc quyền khai thác của KSB. Ảnh: TL Với công suất hoạt động của KSB, nếu so với các công ty trong ngành hiện tại, chỉ đứng sau VLB. Hiện KSB cũng đang nắm giữ cổ phần của công VLB, giúp củng cố thêm thị phần trên thị trường. Đây là doanh nghiệp sở hữu nhiều mỏ đá tại Đồng Nai với trữ lượng và công suất khai thác lớn, giúp KSB hưởng lợi và tăng trưởng lợi nhuận từ việc góp vốn vào VLB.
Về định hướng đầu tư vào VLB, KSB có kế hoạch cân đối nguồn vốn hiện hữu, cũng như huy động thêm nguồn vốn mới thông qua việc phát hành cổ phiếu nhằm tăng tỷ lệ sở hữu tại VLB.
Kể từ năm 2018, công ty đã đạt được kế hoạch mang lại doanh thu từ việc đầu tư khai thác quỹ đất Khu công nghiệp Đất Cuốc - Tân Uyên. Với tỷ lệ tăng trưởng cao trong các năm gần đây, đặc biệt từ năm 2020 đến nay, nguồn doanh thu từ mảng cho thuê bất động sản khu công nghiệp đã chiếm trọng số không hề nhỏ; thậm chí doanh thu mà công ty công bố trong báo cáo tài chính bán niên 2023 cho thấy doanh thu từ việc cho thuê quỹ đất Khu công nghiệp Đất Cuốc - Tân Uyên còn cao hơn so với nguồn doanh thu chính của công ty là khai thác vật liệu xây dựng./.
顶: 1111踩: 99
【lịch thi đấu bóng đá hạng 2 ý】BIMICO và hành trình khẳng định thương hiệu
人参与 | 时间:2025-01-10 01:22:43
相关文章
- Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- Cuối năm 2014, Hà Nội chỉ có 20 điểm, tụ điểm mại dâm
- Tin tức mới cập nhật 24h ngày 22/02/2015
- Tp.HCM: Xót xa số phận bé sơ sinh 5 ngày tuổi bị bỏ rơi
- Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- Khởi tố kẻ đốt, ôm xác người tình ngủ 2 ngày liền rúng động Sài Gòn
- Tai nạn ngộ độc khí khiến 8 người trong gia đình thiệt mạng
- Tai nạn giao thông: Nữ tài xế cố thủ sau khi hất văng bà cụ
- Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- Phố đi bộ Nguyễn Huệ: Nghìn người tấp nập tham quan
评论专区