【kết quả sông lam nghệ an hôm nay】10 công việc không bị công nghệ thông minh ‘đe dọa’
Trong khi nhiều người đang phải lo ngại về nguy cơ mất việc do xu hướng tự động hóa thì sau đây là các nghề nghiệp mà công nghệ thông minh không thể “cuốn mất”.
1. Giám đốc điều hành (CEO)
Ngay cả những công nghệ tốt nhất cũng không thể thay thế những nhà lãnh đạo giỏi. CEO phải có khả năng kết nối với mọi người,ôngviệckhôngbịcôngnghệthôngminhđedọkết quả sông lam nghệ an hôm nay một thứ mà trí tuệ nhân tạo vẫn chưa được học cách thực hiện. Ngay cả khi máy móc xuất hiện thì chúng không bao giờ thay thế được trực giác, sự sáng tạo và phẩm chất lãnh đạo mà người đứng đầu một doanh nghiệp thành công phải có.
2. Quản lý IT và quản trị viên hệ thống
Mặc dù công nghệ sẽ tiếp tục trở nên tự động nhiều hơn và dễ sử dụng hơn nhưng thế giới luôn cần các dịch giả - những người có thể đóng vai trò là liên lạc viên giữa công nghệ của một doanh nghiệp và các nhân viên. Những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) có một tương lai tươi sáng, vì các doanh nghiệp tiếp tục đưa nhiều công nghệ và kỹ nghệ vào hoạt động hàng ngày của họ.
3. Quản lý và giám sát sản xuất
Ngay cả trong ngành công nghiệp chế tạo, nơi mà nhiều công việc đã biến mất do xu hướng tự động hóa thì vai trò của người quản lý và giám sát vẫn cần để theo dõi hoạt động của các máy móc đó và đảm bảo hoạt động sản xuất trơn tru. Chừng nào mà nhân loại vẫn tiếp tục cần những sản phẩm vật chất thì vẫn cần có người giám sát quá trình chế tạo chúng.
4. Thiết kế đồ họa
Máy tính không thể tái tạo sự sáng tạo và trí tưởng tượng được sử dụng để tạo ra sự hấp dẫn và thẩm mỹ về công việc thiết kế đồ họa. Máy tính không thể thiết kế logo biểu trưng hoặc màn hình quảng cáo sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng. Mặc dù lĩnh vực thiết kế đồ họa gặp nhiều cạnh tranh, các nhà thiết kế đồ họa dự kiến vẫn đóng vai trò quan trọng trong tương lai.
5. Các lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Công nghệ và trí thông minh nhân tạo không có khả năng “triệt tiêu” nhiều công việc trong ngành y. Những vai trò này đòi hỏi phải có sự tương tác giữa người với người và các máy móc sẽ không thể đảm đương chúng trong tương lai gần (nếu có). Nha sĩ, bác sĩ và y tá không lo ngại nhiều về vấn đề tự động hóa cho dù lĩnh vực y tế tiếp tục phát triển nhanh chóng.
6. Giáo viên
Mặc dù các nền tảng học tập kỹ thuật số đang được sử dụng và có tầm quan trọng song máy móc không thể thay thế sự tương tác phức tạp giữa các cá nhân trong việc giảng dạy sinh viên. Vai trò của người giáo viên vẫn cần thiết và dự kiến sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai.
7. Nhà văn
Viết, đặc biệt là tiểu thuyết viễn tưởng, đòi hỏi cả cảm xúc và sự sáng tạo, những thứ mà người máy không thể sao chép. Trong bối cảnh lĩnh vực viết lách hiện vẫn khá cạnh tranh thì nhu cầu về các lao động làm công việc này vẫn tồn tại.
8. Chuyên gia marketing
Máy móc không thể suy nghĩ sâu sắc, hoặc đưa ra các giải pháp sáng tạo hoặc các chiến lược tiếp thị phức tạp và đa diện. Kế hoạch tiếp thị phải được tạo ra cho tình huống chính xác của từng doanh nghiệp, và liệu kế hoạch có hiệu quả không phải là khoa học chính xác. Đây là lý do tại sao công việc của các chuyên gia tiếp thị vẫn an toàn trong giai đoạn hiện nay.
9. Chuyên gia về nhân sự
Các chuyên gia về nhân sự, giống như nhiều ngành nghề khác trong danh sách này, không được thay thế bằng người máy vì tương tác của con người là điểm cốt lõi trong vai trò của họ. Sự hiện diện của họ là cần thiết để có thể phản ứng trước những tình huống thường xuyên thay đổi tại nơi làm việc và giải quyết xung đột phức tạp giữa các nhân viên. Công việc này dự kiến sẽ có mức tăng trung bình trong tương lai gần.
10. Luật sư
Công nghệ chưa thể và có thể sẽ không thể thay thế các luật sư. Các thủ tục và quy trình pháp lý còn xa tầm mức mà một chương trình phần mềm máy tính có thể thực hiện được. Mặc dù nghề này được kỳ vọng sẽ có tốc độ tăng trưởng trung bình trong vài năm tới, các luật sư - đã tồn tại và hành nghề từ nhiều thế kỷ nay - sẽ tiếp tục có vai trò quan trọng trong xã hội.
Theo TTXVN