Ngoại Hạng Anh

【kết quả bóng đá melbourne victory】Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện thí điểm điện gió ngoài khơi

字号+ 作者:Empire777 来源:Cúp C1 2025-01-26 01:28:59 我要评论(0)

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi Danh tiếng "ông lớn" Đan Mạch đem kết quả bóng đá melbourne victory

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi Danh tiếng "ông lớn" Đan Mạch đem 10,ộCôngThươngđềxuấtphươngánlựachọnnhàđầutưthựchiệnthíđiểmđiệngióngoàikhơkết quả bóng đá melbourne victory5 tỷ USD sang Việt Nam làm điện gió ngoài khơi Chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi thí điểm tại Việt Nam

Phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng

Đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện tại Việt Nam kèm theo Báo cáo số 181/BC-BCT ngày 15/7/2024 của Bộ Công Thương nêu rõ: Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới, năng lượng gió ở Việt Nam có tiềm năng lớn nhất trong 4 nước của khu vực, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6 m/s ở độ cao 65m, tương đương công suất 512 GW.

Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng là xu thế tất yếu không thể đảo ngược, Việt Nam đã cam kết với quốc tế giảm phát thải khí carbonic về không (Net-zero) vào năm 2050 và các nguồn thủy điện lớn trong nước đã cơ bản khai thác hết, cần thiết phải thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam, trong đó có điện gió ngoài khơi, phù hợp với xu hướng phát triển điện gió ngoài khơi trên thế giới đang gia tăng mạnh.

Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện thí điểm điện gió ngoài khơi
Phát triển điện gió ngoài khơi phù hợp với xu thế phát triển năng lượng trên thế giới - Ảnh minh họa/Petrovietnam

Tại Việt Nam đối với lĩnh vực điện, Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 đã đặt mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đến năm 2030 đạt 6.000 MW, định hướng đến năm 2050 đạt từ 70.000 MW đến 91.500 MW.

Để tổ chức thực hiện Quy hoạch điện VIII đồng bộ, đạt hiệu quả cao nhất, tại Văn bản số 4286/VPCP-CN ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện một số nhiệm vụ để triển khai đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch điện VIII, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu: “Khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2023; trong đó có nội dung nghiên cứu thí điểm giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam và doanh nghiệp trong nước có đủ điều kiện triển khai dự án điện gió ngoài khơi theo kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 64/TB-VPCP ngày 01 tháng 5 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ”.

Sau chỉ đạo này, Chính phủ đã có nhiều cuộc họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trong đó yêu cầu: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, trong đó: đánh giá đầy đủ các khó khăn, vướng mắc; đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, quy định pháp luật cần thiết, nghiên cứu việc giao các Tập đoàn kinh tế nhà nước (PVN, EVN) hoặc Bộ Quốc phòng triển khai các dự án thí điểm; thẩm quyền và cơ sở pháp lý quyết định để triển khai có hiệu quả các dự án điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định...

Vì vậy, Bộ Công Thương cho rằng việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng “Đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam” là cần thiết.

Giai đoạn đầu giao cho Tập đoàn kinh tế nhà nước thực hiện thí điểm

Bộ Công Thương cũng cho rằng, điện gió ngoài khơi tại Việt Nam là lĩnh vực mới, có liên quan đến an ninh, chủ quyền biển đảo và còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của nhiều Bộ, cơ quan; Thiếu các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật đồng bộ để thực hiện nên việc thực hiện các mục tiêu nêu trong Quy hoạch điện VIII đặt ra nhiều thách thức. Vì vậy, Đề án chỉ tập trung nghiên cứu phát triển điện gió ngoài khơi để phục vụ nhu cầu điện trong nước đến năm 2030 theo Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt, trọng tâm là nghiên cứu các vướng mắc về pháp luật trong việc triển khai thực hiện nguồn điện này; không nghiên cứu nội dung liên quan tới điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu xuất khẩu và loại hình khác.

Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có một dự án điện gió ngoài khơi nào nên không có kinh nghiệm về dự án điện gió ngoài khơi, có thể chưa lường trước được hết những xung đột giữa các ngành, lĩnh vực trong việc sử dụng chung không gian biển; những khó khăn, vướng mắc trong các quy định pháp luật; những khó khăn về mặt kỹ thuật liên quan đến phát triển và vận hành dự án điện gió ngoài khơi. Mặt khác, Việt Nam chưa có bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về khảo sát tốc độ gió và tiềm năng gió từng vùng, địa phương cũng như tổng thể toàn quốc; hiện trạng địa hình, độ sâu đáy biển.

Từ những vấn đề kể trên, Bộ Công Thương đặt ra quan điểm trong đề án là việc triển khai thực hiện cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng. Giai đoạn đầu tập trung giao Tập đoàn kinh tế nhà nước làm dự án thí điểm, tạo tiền đề để hoàn thiện quy định pháp luật. Bên cạnh đó, việc giao nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tư nhân chỉ thực hiện sau khi có đánh giá toàn diện dự án thí điểm và hệ thống văn bản pháp luật đã hoàn thiện.

Đồng thời, do điện gió ngoài khơi có liên quan tới phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ của nhiều Bộ, ngành, nên việc nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án, dự án thí điểm cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của nhiều Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điểm đáng chú ý của Đề án, từ những khó khăn, vướng mắc, Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án. Theo đó, Phương án 1 tổ chức lựa chọn nhà đầu tư quốc tế, Bộ Công Thương đánh giá, việc chọn nhà đầu tư quốc tế thí điểm dự án điện gió ngoài khơi sẽ thiếu khả thi do hiện còn có những vướng mắc về khung pháp lý.

Đối với Phương án 2 là giao cho Tập đoàn kinh tế tư nhân, Bộ Công Thương cho biết, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà : “Nghiên cứu việc giao các Tập đoàn kinh tế nhà nước (PVN, EVN) hoặc Bộ Quốc phòng triển khai các dự án thí điểm”.

Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thực hiện thí điểm điện gió ngoài khơi
PTSC thực hiện công tác lắp đặt cáp ngầm cho dự án điện gió Tân Thuận - Ảnh PVN

Như vậy, có ba phương án giao Tập đoàn kinh tế nhà nước triển khai dự án thí điểm. Cụ thể, Phương án 1: Giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Bộ Công Thương cho rằng, với lợi thế điện gió ngoài khơi sẽ có một số hạng mục, công trình tương đồng với các dự án dầu khí ngoài khơi cùng cơ sở dữ liệu (địa kỹ thuật, địa vật lý) sẵn có của ngành Dầu khí, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng, PVN và các đơn vị thành viên sẽ có những lợi thế nhất định trong triển khai điện gió ngoài khơi; góp phần đem lại hiệu quả trong sử dụng tài sản hiện hữu, góp phần vào công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, thực hiện quyền chủ quyền trên biển.

Tuy nhiên, việc giao PVN đầu tư điện gió ngoài khơi cũng cần được đánh giá phù hợp với chủ trương của Đảng về định hướng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh của PVN. Nội dung này cần tiếp tục được làm rõ sau khi nhận được ý kiến góp ý của Bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và PVN.

Phương án 2, giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương nêu quan điểm, EVN là Tập đoàn có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư, quản lý vận hành các nhà máy điện và hệ thống truyền tải điện. Do vậy, EVN sẽ có những lợi thế nhất định khi tận dụng kinh nghiệm, năng lực đã có trong triển khai điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới nên có những đòi hỏi khác so với các dự án điện truyền thống. Ngoài ra, việc giao EVN đầu tư thí điểm cũng có ưu điểm nhất định do không phải tiến hành đàm phán giá điện (do EVN đồng thời là đơn vị mua điện và bán điện).

Nội dung này tiếp tục được làm rõ sau khi nhận được ý kiến của Bộ, ngành, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và EVN.

Phương án 3, giao đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương cho rằng, phương án này cần được đánh giá về sự phù hợp với chủ trương của Đảng, cũng như việc đánh giá tính khả thi sau khi xem xét năng lực của đơn vị cụ thể thuộc Bộ Quốc phòng. Phương án này sẽ tiếp tục được làm rõ sau khi Bộ Công Thương nhận được ý kiến góp ý của Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành.

Phương án giao chủ đầu tư còn lại được Bộ Công Thương đề xuất giao cho tư nhân trong nước thực hiện. Về phương án này, Bộ Công Thương đánh giá, mặc dù thời gian qua, tư nhân đã tham gia nhiều vào đầu tư trong lĩnh vực điện. Tuy nhiên, các dự án do tư nhân đầu tư thường là các dự án điện truyền thống, các dự án điện mặt trời và điện gió có quy mô không lớn. Với những vướng mắc về pháp luật hiện nay và điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới, có liên quan tới quốc phòng, an ninh, nên Bộ Công Thương cho rằng chưa nên giao tư nhân đầu tư thí điểm trong khi chưa đánh giá hết được các vấn đề về quốc phòng, an ninh, giá, vướng mắc pháp luật.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý

    Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý

    2025-01-26 01:17

  • Trong tháng 4

    Trong tháng 4

    2025-01-26 01:00

  • Bàn giao nhà nhân ái và mái ấm đoàn viên

    Bàn giao nhà nhân ái và mái ấm đoàn viên

    2025-01-26 00:44

  • Hơn 100 cán bộ, công nhân, người lao động thu gom rác thải

    Hơn 100 cán bộ, công nhân, người lao động thu gom rác thải

    2025-01-25 23:00

网友点评