【chivas fc】Khô hạn và xâm nhập mặn sẽ gay gắt

 人参与 | 时间:2025-01-25 00:07:41

Đó là nhận định của ông Lê Phước Đại (ảnh),ạnvxmnhậpmặnsẽgaygắchivas fc Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh, khi trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về diễn biến của mùa lũ 2016 và tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô 2017 trên địa bàn tỉnh, ông Đại cho biết:  

- Mặt dù đang bước vào giai đoạn mùa mưa và theo nhận định của các cơ quan khí tượng thủy văn thì hiện tượng La Nina (hiện tượng gây mưa nhiều) sẽ xuất hiện vào đầu tháng 8 khi kết thúc hiện tượng El Nino tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhưng đến thời điểm này, hiện mưa chưa xuất hiện nhiều và mực nước ở thượng nguồn sông Cửu Long cũng ở mức thấp. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà chuyên môn về khí tượng thủy văn, mùa mưa năm nay tập trung nhiều vào khoảng tháng 10 và 11. Do mưa đến muộn nên tổng lượng mưa tại các tỉnh ĐBSCL năm nay ít hơn trung bình hàng năm khoảng 40%. Sự thiếu hụt nguồn nước còn có khả năng nhiều hơn khi các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Cửu Long đắp lại để tích nước phát điện. Như vậy ở các tỉnh hạ nguồn, trong đó có Hậu Giang thì việc xuất hiện lũ trung bình và lũ lớn trong mùa mưa này gần như không có mà chỉ là lũ nhỏ và thời gian ngắn. 

Biểu hiện thực tế tình hình tại Hậu Giang, nếu vào thời điểm này hàng năm, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện lũ tiểu mãn (lũ nhỏ hay lũ vừa), nhưng năm nay không thấy, hiện nhiều nơi nước trên đồng vẫn khô. Do đó, tuy bà con nông dân đang thu hoạch vụ lúa Thu đông nhưng vẫn thực hiện được việc đốt đồng trước khi xới đất giống như vụ lúa Đông xuân, đây là điều ít xảy ra tại vùng lúa của tỉnh.

Việc dự báo năm nay trên địa bàn tỉnh chỉ có lũ nhỏ, điều này sẽ tác động như thế nào đến đời sống và sản xuất của người dân, thưa ông ?

- Lũ nhỏ sẽ kéo theo một số hệ lụy nhất định, trước tiên là ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của bà con. Bởi, khi có lũ lớn sẽ đem về một lượng phù sa đáng kể giúp cải tạo và làm cho đất ruộng thêm màu mỡ, giúp quá trình canh tác lúa được nhẹ công chăm sóc và giảm chi phí đầu tư, cho năng suất cao. Khi không có phù sa hoặc ít thì chắc chắn nông dân phải bón nhiều phân, phát sinh nhiều dịch bệnh, tăng chí phí và năng suất giảm. Ngoài ra, khi lũ nhỏ còn cướp đi công ăn việc làm của không ít nông dân sống bằng nghề mưu sinh với lũ, từ đó tạo gánh nặng cho xã hội.

Trước diễn biến khô hạn sẽ diễn ra gay gắt trong mùa lũ năm nay, ông nhận định tình hình xâm nhập mặn vào mùa khô 2017 tới như thế nào ?

- Thông thường, nước mặn từ các cửa biển xâm nhập vào đất liền xa hay gần là phụ thuộc lượng nước từ thượng nguồn đổ về. Nếu lưu lượng nước ít thì tất nhiên mặn sẽ lấn sâu. Như mùa khô năm 2015 vừa qua, tình hình nước lũ trên địa bàn tỉnh thấp nên nước mặn lần đầu tiên xâm nhập đến nhiều địa phương tại thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ.

Như vậy, với tình hình thủy văn như trên, cộng với mực nước mà ngành chức năng vừa đo được tại hai huyện thượng nguồn là Châu Đốc và Tân Châu (An Giang) đang thấp hơn trung bình nhiều năm từ 1,9-2,1m, còn so với cùng kỳ là thấp hơn 20-30cm. Điều này báo hiệu tình hình khô hạn và xâm nhập mặn vào cuối năm 2016 và những tháng mùa khô đầu năm 2017 tiếp tục diễn ra gay gắt không thua gì mùa khô năm 2015, khả nâng sẽ lấn sâu vào nội đồng, gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Như vậy, ngành chức năng đã có những giải pháp gì để ứng phó, thưa ông ? 

- Khi có mặn xâm nhập, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh sẽ đề nghị các địa phương tiếp tục phát huy những kết quả trong phòng, chống mặn ở mùa khô vừa qua, nhất là các sáng kiến công trình và công tác chủ động để xử lý kịp thời, hạn chế thiệt hại cho người dân.  

Mặc dù năm nay khả năng lũ nhỏ nhưng vào tháng 10 và 11 trên địa bàn tỉnh sẽ xuất hiện những đợt triều cường dâng cao và rút nhanh, do đó ngành khuyến cáo bà con tranh thủ lúc triều cường dâng cao nên có giải pháp đưa nước lên đồng để vệ sinh đồng ruộng xuống giống vụ lúa Đông xuân 2016-2017, đồng thời cần có phương án trữ nước ngọt với quy mô lớn trên đồng ruộng nhằm phục vụ sản xuất. Để làm được vấn đề này, ngành chuẩn bị tham mưu cho UBND tỉnh trong việc khoanh những ô có quy mô lớn từ 5.000-10.000ha (có kênh nội đồng) để trữ nước tự nhiên. Nếu được chấp thuận thì khoảng đầu tháng 11 tới, ngành sẽ phối hợp với các địa phương, cơ quan chuyên môn tiến hành thực hiện. Dự kiến, trên địa bàn tỉnh sẽ khoanh làm 5 vùng trữ ngọt, gồm: Ô Môn - Xà No, dọc kênh Hậu Giang 3, đê bao ngăn mặn Vị Thanh - Long Mỹ, từ kênh Nàng Mau 2 đến tiếp giáp Phụng Hiệp, Ngã Bảy - Phụng Hiệp (vùng cây ăn trái). Nếu triển khai tốt 5 vùng trữ ngọt trên, tin rằng việc ứng phó với tình hình hạn, mặn sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Xin cảm ơn ông !

HỮU PHƯỚC thực hiện

顶: 1踩: 554