【bóngaso】Hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 10:53:53 评论数:
(CMO) Phong trào sáng tạo khởi nghiệp đang được đông đảo chị em tham gia, trở thành những điểm sáng trong phát triển kinh tế của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Đầm Dơi. Nhất là .
Những năm gần đây, trên điạ bàn huyện Đầm Dơi xuất hiện nhiều mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ, đi đầu trong phong trào khởi nghiệp đạt hiệu quả cao. Không chỉ tạo công ăn việc làm giúp phụ nữ nghèo vượt khó vươn lên, nhiều mô hình còn có sức lan toả mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Chị Tô Thuỳ Oanh, 39 tuổi, Tổ trưởng Tổ hợp tác may gia công ấp Tân An, xã Tân Đức, là một trong những phụ nữ điển hình cho phong trào này. Với số vốn khởi nghiệp 23 triệu đồng (vay nguồn vốn xoay vòng của chi hội phụ nữ 3 triệu đồng, Hội LHPN xã Tân Đức hỗ trợ 20 triệu đồng từ nguồn vốn khởi nghiệp) cùng tay nghề được học theo Đề án 1956, chị Tô Thuỳ Oanh mua 2 máy may, may gia công cho Công ty Quốc tế Sài Gòn.
Chị Tô Thuỳ Oanh (người đứng) hướng dẫn tổ viên ráp đồ. |
Nhận thấy nhiều chị em phụ nữ ở nông thôn đi may gia công thu nhập không cao do chi phí sinh hoạt cao, lại xa gia đình, chị đã vận động chị em cùng tham gia thành lập tổ hợp tác. Cuối tháng 12/2018, tổ hợp tác may gia công ra đời với 6 thành viên, 6 máy may. Nhờ chăm chỉ, khéo léo, hàng được Công ty Quốc tế Sài Gòn đặt ngày càng nhiều.
Tổ hợp tác hiện có trên 10 đầu máy, tạo việc làm cho 12 tổ viên. Bình quân mỗi tổ viên trực tiếp sản xuất, thu nhập từ 4-5 triệu đồng/tháng. Đối với tổ viên may theo thời vụ (rảnh giờ nào may giờ đó) thu nhập mỗi tháng 2-3 triệu đồng.
Chị Hồ Phương Thuý bộc bạch: “Trước đây, tôi đi may ở Bình Dương, lương trung bình từ 6-8 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí mỗi tháng còn dư khoảng 3-4 triệu đồng. Từ khi về đây may, mỗi tháng có thu nhập khoảng 5 triệu đồng. Ở đây may rất khoẻ, rảnh công việc nhà thì mình đi may, thêm nữa là ở gần nhà, có điều kiện chăm sóc gia đình tốt hơn".
Từ khi thành lập đến nay, tổ hợp tác đã xuất được 4 lô hàng với hơn 8 ngàn sản phẩm. Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng chị Oanh thu lãi hơn 15 triệu đồng.
“Khi tham gia vào tổ phụ nữ, được học tập Bác, tôi nhận thức rằng phải làm việc gì đó để giúp đỡ mọi người. Hiện nay, nhu cầu tìm việc làm của chị em phụ nữ nông thôn rất cao, vì thế, tôi mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng để giúp chị em phụ nữ ở nông thôn có thêm việc làm, tăng thu nhập", chị Oanh bộc bạch.
“Khi có mô hình kinh tế thành công, chị em đã giúp đỡ trở lại, tạo công ăn việc làm cho hội viên khác nâng thu nhập ổn định và vươn lên trong cuộc sống", Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Đức Hoàng Thị Nhật nói.
Hiện nay, toàn huyện có 18 tổ hợp tác phụ nữ làm kinh tế, 20 thành viên; 16 tổ phụ nữ mua bán có 218 thành viên và các mô hình làm kinh tế trong hội viên phụ nữ. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nhiều tổ hợp tác còn nhỏ lẻ, chưa có nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất nên chưa phát huy hết hiệu quả đem lại.
Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Đức Hoàng Thị Nhật (bìa phải) trao đổi, tìm hiểu đời sống của tổ viên tổ hợp tác. |
“Hội quan tâm tạo điều kiện đối với các tổ hợp tác, các mô hình của chị em, nhất là kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng màu, kỹ năng bán hàng, kỹ năng quản lý, điều hành tổ hợp tác. Đối với các mô hình khởi nghiệp, tổ hợp tác thiếu các nguồn vốn để hỗ trợ mô hình, hội tiếp tục huy động nguồn vốn nội lực, khai thác tối đa các nguồn vốn để tạo điều kiện giúp chị em phát triển mô hình, từng bước giảm nghèo trong chị em hội viên”, Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Đầm Dơi Nguyễn Thu Hương nói.
Với nhiều cách làm mạnh dạn, sáng tạo, Hội LHPN các cấp ở huyện Đầm Dơi trở thành chỗ dựa vững chắc của phụ nữ trong phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, tương thân tương ái trong các tầng lớp phụ nữ. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ, giúp chị em phấn khởi, tự tin, mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên trong cuộc sống, từng bước nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của huyện./.
Trần Chiến