【kết quả oita trinita】Ngành trồng trọt cần chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa
Ngày 22/7/2015,ànhtrồngtrọtcầnchuyểnmạnhsangsảnxuấthànghókết quả oita trinita tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014 - 2015 và định hướng giai đoạn 2016 - 2020”.
Có tăng trưởng nhưng thiếu ổn định
Tại Hội nghị, ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt cho biết, sau 2 năm triển khai tái cơ cấu, lĩnh vực trồng trọt đạt tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt đều tăng từ 3% trở lên (2013: tăng 3%, 2014 tăng 3,2%/năm). Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt tăng: Năm 2012 đạt 72,8 triệu đồng, năm 2014 lên 79,3 triệu đồng.
Ông Trần Xuân Định cũng cho biết, ngành đã xây dựng được nhiều mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa gạo, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Nhiều vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung quy mô lớn được duy trì, mở rộng như vùng cao su, cà phê, điều, hồ tiêu (Đông Nam Bộ và Tây Nguyên); vùng chè (Trung du miền núi phía Bắc và Lâm Đồng); vùng cây ăn quả Nam Bộ, thanh long ở Bình Thuận, vải thiều ở Bắc Giang...
Cần vận động toàn xã hội tham gia vào chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó xác định vai trò đầu tàu của các doanh nghiệp dẫn dắt sản xuất nông nghiệp phát triển để từ đó, tạo sự quyết tâm, chuyển biến trong tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt. Bộ trưởng Cao Đức Phát |
Bên cạnh đó, xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt vẫn duy trì ở mức 14,5 tỷ USD/năm. “Hiện có 7 mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm gồm: gạo 2,95 tỷ USD; cao su 1,78 tỷ USD; cà phê 3,56 tỷ USD; hạt điều gần 2 tỷ USD; hạt tiêu 1,20 tỷ USD; rau quả 1,69 tỷ USD; sắn và sản phẩm từ sắn 1,14 tỷ USD. Cùng với đó, một số mặt hàng có thị trường, giá trị xuất khẩu tăng mạnh như rau quả tăng bình quân 42,8%/năm, hạt tiêu tăng 23%/năm, hạt điều tăng 16,5%/năm”, ông Định nói.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, quá trình triển khai vẫn còn nhiều tồn tại, trong đó có vấn đề tốc độ tăng trưởng chưa ổn định. “Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt năm 2013 là 3,0% và năm 2014 là 3,2%, nhưng do thời tiết, thị trường diễn biến phức tạp nên tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2015 chưa đạt 2%”, Bộ trưởng quan ngại.
Cùng với đó, năng suất, chất lượng một số loại nông sản nước ta còn thấp, giá thành cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định. “Năng suất ngô chỉ bằng 80% năng suất bình quân thế giới; đậu tương bằng 57% thế giới; mía bằng 80% năng suất của Thái Lan. Chất lượng nhiều loại nông sản của nước ta còn thấp. Gạo là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành trồng trọt, nhưng giá cùng loại luôn thấp hơn gạo của Thái Lan khoảng 20-30 USD/tấn. Các nông sản khác như cà phê, chè, trái cây, cũng có tình trạng tương tự như lúa gạo”, Bộ trưởng nêu ra nhiều minh chứng.
Không những vậy, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn hạn chế, tổn thất còn lớn. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cao su, cà phê, điều, chè, rau quả,... chủ yếu là xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu. Tỷ lệ thất thoát, lãng phí do rơi rụng khi thu hoạch, vận chuyển và sơ chế khoảng 12% sản lượng.
Chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa
Nhấn mạnh tầm quan trọng của triển khai tái cơ cấu, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, giá trị sản xuất ngành trồng trọt hiện nay chiếm 73,5% trong cơ cấu của ngành nông nghiệp. Nhưng với những tồn tại và thách thức hiện có, lĩnh vực trồng trọt cần phải thực hiện tái cơ cấu để tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa, hội nhập, cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững.
Để thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt giai đoạn 2016 -2020 đạt hiệu quả cao, Bộ NN&PTNT sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, hiểu đúng bản chất của tái cơ cấu để có chủ trương tái cơ cấu xác thực và hiệu quả theo hướng để phục vụ xuất khẩu và một phần cho tiêu thụ nội địa.
“Trước tiên, ngành trồng trọt cần chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, căn cứ vào điều kiện sản xuất của các vùng miền để lựa chọn phát triển những sản phẩm hàng hóa chủ lực như ở vùng phía Bắc là gạo chất lượng cao, chè, rau, hoa, quả…; khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, ĐBSCL là lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn trái… để phục vụ xuất khẩu và một phần cho nội tiêu”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Song song đó, ngành trồng trọt cần nâng cao khả năng cạnh tranh để thực hiện hội nhập bằng các giải pháp giảm giá thành, tăng chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, và khả năng cạnh tranh. Mặt khác, phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm kể cả thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó tập trung cho xuất khẩu./.
Khánh Linh