Mặc dù nguồn vốn chính sách còn hạn hữu song nhờ làm tốt công tác phân bổ nguồn vốn kịp thời,ệnBàuBàngVốnchínhsáchxãhộipháthuyhiệuquảdự đoán roma hợp lý, các chương trình tín dụng hướng tới đối tượng chính sách đã giúp nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Bàu Bàng có điều kiện vươn lên. Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Bàu Bàng giải ngân nguồn vốn vay cho người dân tại xã Lai Hưng Động lực vươn lên Anh Hồ Đình Triết, khu phố Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng một mình phải chăm sóc mẹ già và hai người con nhỏ, lao động tự do không ổn định. Anh đã mạnh dạn vay 20 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo để phát triển kinh tế gia đình. Với tính cần cù chịu khó, anh chăn nuôi gà thả vườn hiệu quả, đến nay dần ổn định cuộc sống. Anh tâm sự: “Nhờ có vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp gia đình tôi có thu nhập trang trải cuộc sống. Tôi hy vọng nguồn vốn chính sách này sẽ tiếp tục là động lực, lan tỏa đến nhiều hoàn cảnh khó khăn để vươn lên ổn định cuộc sống”. Mới đây, chị Bùi Thị Từ, ấp 1, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng được vay 50 triệu đồng theo chương trình giải quyết việc làm để đầu tư vào chăm sóc 5 sào đất trồng cây cao su kết hợp chăn nuôi 100 con gà. Chị cho hay, trước đây gia đình có mảnh đất trống không biết đầu tư thế nào, vốn không có, cũng không vay mượn được. Được sự giới thiệu từ Hội Phụ nữ xã, chỉ sau 3 ngày thực hiện các thủ tục, cùng sự hướng dẫn tận tình từ cán bộ tín dụng NHCSXH huyện, chị đã được vay vốn. “Tôi rất vui mừng, hàng ngày ngoài thu hoạch được khoảng 70 trứng gà, tôi còn có nguồn thu nhập nhỏ từ cho thuê nhà trọ và vườn cao su. Tất cả đều nhờ vào vốn vay của NHCSXH. Cuộc sống gia đình dần đi vào ổn định”. Không chỉ 2 trường hợp nêu trên, nhiều trường hợp được vay hỗ trợ mua nhà ở đã tạo điều kiện cho người khó khăn có cơ hội an cư lạc nghiệp. Gia đình chị Phan Thị Hiền, ở ấp 2, xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, được hỗ trợ vay 500 triệu đồng, cùng với số vốn tích góp bao năm nay để mua một căn nhà trong dự án nhà ở xã hội thuộc khu dân cư Cầu Đò, TP.Bến Cát. Chị cho biết có căn nhà riêng khang trang là mong ước bao lâu nay của gia đình. Nhờ đồng vốn hỗ trợ của Nhà nước mà gia đình nhỏ của chị thực hiện được ước mơ. Các trường hợp trên là điển hình của rất nhiều mô hình sinh kế được “trợ lực” từ hoạt động tín dụng chính sách tập trung vào cho vay hỗ trợ tạo việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn... trên địa bàn huyện. Phân bổ kịp thời Theo ông Nguyễn Thành Hiệp, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Bàu Bàng, trong quý I-2024, đơn vị được giao tổng nguồn vốn thực hiện 9 chương trình tín dụng chính sách trên 442 tỷ đồng, tăng trên 7,9 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, huyện đã ủy thác vốn qua NHCSXH 7 tỷ đồng. Từ đó, ngân hàng đã phân bổ nguồn vốn đến các xã, thị trấn kịp thời theo nhu cầu vốn cho các hộ nông dân, đặc biệt là giải quyết việc làm, người dân rất vui mừng. Từ nguồn vốn chính sách, chị Bùi Thị Từ, ấp 1, xã Hưng Hòa có điều kiện phát triển kinh tế gia đình Ông Nguyễn Thành Hiệp cho biết hoạt động triển khai tín dụng chính sách cũng được lưu ý kết hợp với phát triển các ngành nghề có định hướng đầu tư nguồn vốn hợp lý, nhất là công tác giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số, xây dựng nông thôn mới, người chấp hành xong án phạt tù ở địa phương. Phòng Giao dịch NHCSXH huyện cũng đẩy mạnh tuyên truyền các chương trình tín dụng chính sách để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ, từ đó phối hợp triển khai một cách đồng bộ, kịp thời. Các địa phương rà soát xác nhận đối tượng vay vốn và nhu cầu vốn vay đúng quy định, phối hợp kịp thời giải ngân cho vay, thực hiện kiểm tra giám sát chặt chẽ để phát huy hiệu quả. Chất lượng tín dụng đạt kết quả cao, hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động quy củ, nề nếp, hoạt động ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội duy trì chặt chẽ. Nhờ làm tốt công tác định hướng, phân bổ nguồn vốn kịp thời, hợp lý mà các chương trình tín dụng ưu đãi đã giúp rất nhiều hộ nghèo có điều kiện phát triển, vươn lên thoát nghèo bền vững, nhiều lao động ở nông thôn có việc làm ổn định, học sinh, sinh viên được theo đuổi ước mơ học tập của mình. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Thành Hiệp, hiện nguồn vốn vẫn còn ít so với nhu cầu. Trong đó, vốn cho vay giải quyết việc làm bình quân mỗi năm thiếu vốn khoảng 20-30 tỷ đồng. Vì vậy, ngoài việc mong muốn có thêm nhiều nguồn vốn từ ngân sách để phục vụ nhu cầu vượt khó, thoát nghèo của người dân, thời gian tới, ngân hàng sẽ tiếp tục tham mưu, phối hợp để thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần đắc lực trong công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương. Trong quý I-2024, tổng doanh số cho vay 45,6 tỷ đồng, tổng dư nợ trên địa bàn 441,8 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch dư nợ được giao, với 8.794 hộ còn dư nợ. Hàng năm, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện giải quyết vốn cho hơn 3.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. |