Quan hệ Mỹ-Nga: Khi tia sáng vẫn chưa ở cuối đường hầm | |
Tổng thống Trump: Thượng đỉnh Mỹ-Nga 'tốt hơn' cuộc gặp với NATO | |
Số phận Syria trong bàn cờ Mỹ-Nga tại Thượng đỉnh Trump-Putin | |
Mong đợi điều gì từ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga sắp tới?ểnvọngchomốiquanhệtanbăngMỹsoi keo pháp |
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. |
Theo CNN, Mike Pompeo rõ ràng muốn tìm kiếm một sự khôi phục quan hệ với Nga khi ông đến Sochi, nhưng trong các cuộc đối thoại đề cập đến gần như tất cả các vấn đề nóng trong quan hệ Mỹ-Nga, thì những khác biệt về địa chính trị giữa Moscow và Washington vẫn không có gì tiến triển.
Phát biểu với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ngay trước một cuộc họp kín tại thành phố nghỉ dưỡng Sochi, ông Pompeo nói: “Ngày hôm nay tôi có mặt ở đây bởi Tổng thống Trump rất muốn cải thiện mối quan hệ này”. Về phần mình, Lavrov cũng ngụ ý rằng mối quan hệ đang ấm lên, và bày tỏ tin tưởng rằng bản cáo trạng của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ đã chấm dứt.
Bất chấp sự lạc quan của cả hai phía, Nga và Mỹ vẫn mâu thuẫn trong nhiều vấn đề cốt lõi. Ngoại trưởng Pompeo cho biết chính quyền Trump đã nói rõ với Nga rằng Washington muốn Nga chấm dứt hỗ trợ cho chế độ Nicolas Maduro ở Venezuela. Đáp lại, ông Lavrov đã nhắc đến “thành tích” của Mỹ trong những nỗ lực thay đổi các chế độ trên khắp thế giới.
Hai nhà ngoại giao hàng đầu hai nước cũng không cùng chung quan điểm về cuộc khủng hoảng Ukraine, khi Pompeo nói ông kêu gọi Nga thả các thủy thủ Ukraine đã bị Nga bắt giữ từ tháng 11/2018 và đàm phán với tổng thống mới của Ukraine để phá vỡ thế bế tắc trong cuộc xung đột của Nga với Ukraine. Ông cũng tái khẳng định rằng chính quyền Trump không công nhận việc Nga sáp nhập Bán đảo Crimea hồi năm 2014- điều mà Chính phủ Nga luôn khẳng định là sẽ không có gì phải đàm phán nữa.
Lý do quan trọng nhất của sự tan băng này có lẽ là cuộc điện đàm kéo dài 90 phút mới đây giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong cuộc điện đàm, hai tổng thống đã “tái khẳng định” mong muốn “kéo mối quan hệ Mỹ-Nga ra khỏi tình trạng ảm đạm hiện nay”.
Câu hỏi đặt ra là Trump và Putin sẽ làm thế nào để đạt được điều này. Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới ở Nhật Bản có thể là một không gian mở khác để hai bên đối thoại. Trump đã nói ông sẽ gặp Putin bên lề cuộc họp này, còn Lavrov khi được hỏi về khả năng diễn ra cuộc gặp 1-1 cho biết “nếu Mỹ chính thức đưa ra đề xuất này thì chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng một cách tích cực”. Những tiếp xúc ngoại giao cấp cao giữa Mỹ và Nga đã khiến truyền thông nhà nước Nga đặt ra nhiều kỳ vọng về tiềm năng quan hệ song phương được thực sự điều chỉnh.