会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【cúp quốc gia cộng hòa séc】Cần sự phối hợp nhịp nhàng trong cải thiện môi trường kinh doanh!

【cúp quốc gia cộng hòa séc】Cần sự phối hợp nhịp nhàng trong cải thiện môi trường kinh doanh

时间:2025-01-25 18:26:57 来源:Empire777 作者:Cúp C2 阅读:821次
Thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế: Động lực từ cải thiện môi trường kinh doanh
Cần xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh mang tính dự báo
Cải thiện môi trường kinh doanh năm 2022: Đi vào vào trọng tâm,ầnsựphốihợpnhịpnhàngtrongcảithiệnmôitrườcúp quốc gia cộng hòa séc cụ thể
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông

Ngày 10/1, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Ông đánh giá như thế nào về sự cần thiết của Nghị quyết này trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp đang chịu tác động nặng nề do dịch Covid-19?

Môi trường kinh doanh là một trụ cột quan trọng của cải cách thể chế để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển. Từ năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Chính phủ hàng năm ban hành nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Với nỗ lực cải cách của các bộ, ngành và địa phương, thời gian qua vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu được nâng lên, tạo được niềm tin cho nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, cải cách môi trường kinh doanh ở nước ta từ năm 2020 có xu hướng chững lại do tác động của đại dịch Covid-19. Trên bảng xếp hạng toàn cầu, một số chỉ tiêu cải thiện chưa bền vững và còn không ít chỉ tiêu cụ thể mà chất lượng và thứ hạng của Việt Nam còn thấp hoặc không được cải thiện, thậm chí giảm bậc. Năm 2021 so với năm 2020, nhiều chỉ số giảm điểm hoặc giảm bậc, như: Đổi mới sáng tạo giảm 2 bậc (từ thứ 42 xuống 44); phát triển bền vững giảm điểm và giảm bậc (từ thứ 49 xuống 51); quyền tài sản giảm điểm và giảm bậc (từ thứ 78 xuống 84); cảm nhận tham nhũng giảm 8 bậc (từ thứ 96 xuống 104).

Vì vậy, nhiệm kỳ này, Chính phủ tiếp tục ban hành hàng năm Nghị quyết số 02/NQ-CP vào đầu năm mới như thông lệ trước đây, thể hiện rõ thông điệp tiếp tục đẩy mạnh cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tạo niềm tin về sự đồng hành của Chính phủ với doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu được các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đánh giá là phù hợp, phản ánh thực chất những cải cách. Chúng tôi cũng cho rằng việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh phải đi vào thực chất, điều này đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục tiệm cận với các quy định thông lệ của quốc tế. Đồng thời, chúng ta cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ, thực chất hơn nữa để hỗ trợ doanh nghiệp người dân phục hồi sau dịch Covid-19 và Nghị quyết 02/NQ/CP của Chính phủ sẽ là động lực thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương có những hành động cụ thể để cải cách đi vào thực chất.

Bên cạnh đó, giải pháp thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP cần gắn liền với các giải pháp mà Chính phủ, Quốc hội vừa ban hành gần đây như Nghị quyết số 43, Nghị quyết số 11 của Chính phủ về các giải pháp đồng bộ để hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Ông đánh giá như thế nào về tình hình thực hiện của các địa phương, các bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP khi gần hết quý 1 đã trôi qua?

Về đánh giá tổng thể có thể thấy các bộ, ngành, địa phương đang có sự triển khai hết sức quyết liệt, có cam kết thực hiện các giải pháp để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này được thể hiện qua việc ngay khi Nghị quyết 02/NQ-CP được ban hành đến nay đã có 24/26 bộ, cơ quan ban hành Chương trình và Kế hoạch hành động về thực hiện giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh (Kế hoạch hành động); trong đó có 6 bộ, cơ quan ban hành Kế hoạch hành động lồng ghép với thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và 2 bộ, cơ quan chưa có thông tin (gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam).

Về địa phương, đã có 50/63 tỉnh, thành phố đã gửi Kế hoạch hành động; trong đó, 4 địa phương ban hành Kế hoạch hành động lồng ghép với thực hiện Nghị quyết 01; 2 địa phương có báo cáo nhưng chưa nhận được kế hoạch cụ thể (Khánh Hòa, Quảng Nam). Còn lại 13 địa phương chưa có thông tin, bao gồm Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Hưng Yên, Lai Châu, Long An, Quảng Bình, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Như vậy có thể thấy, ngay từ trong việc xây dựng Kế hoạch hành động đã thể hiện được quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên, kế hoạch phải cụ thể bằng các giải pháp, nhiệm vụ và việc cải cách phải đi vào hỗ trợ thực chất cho doanh nghiệp và người dân thì Nghị quyết 02/NQ-CP mới đi vào cuộc sống. Từ đó có sự đồng bộ từ các bộ, ngành, địa phương bởi một bộ, ngành không thể triển khai được hết các nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh được mà có rất nhiều lĩnh vực liên quan. Do vậy chúng ta thấy rằng cần có sự phối hợp, tích cực, thực chất và nhịp nhàng giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Có ý kiến cho rằng việc cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh có lực cản rất lớn từ tư tưởng quan điểm về giữ quyền lợi trong từng cơ quan, bộ, ngành, địa phương. Vậy theo ông điều này sẽ gây cản trở như thế nào và khiến cho việc thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP sẽ khó khăn hơn không?

Có thể khẳng định rằng, để cải cách thực chất sẽ gặp những khó khăn nhất định liên quan đến một số các bộ, ngành, địa phương vẫn có tư tưởng chưa triển khai quyết liệt, ngại đổi mới. Nhưng chúng tôi cho rằng tư tưởng của Thủ tướng Chính phủ là hết sức quyết liệt, đó là đẩy mạnh cải cách môi trường đầu tư kinh doanh thông qua việc tiếp tục hoàn thiện các thể chế, các chính sách pháp luật theo tinh thần giảm tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, tăng cường phân cấp phân quyền cho địa phương gắn với cơ chế giám sát kiểm tra có hiệu quả. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, đó chỉ là những lực cản ban đầu, bộ máy của Chính phủ và các bộ, ngành sẽ phải đi theo tư tưởng chỉ đạo chung của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đó là tiếp tục đẩy mạnh cải cách đi vào thực chất.

Xin cảm ơn ông!

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
  • Thừa Thiên Huế: Đoàn công tác lên đường vào hỗ trợ Đà Nẵng phòng chống COVID
  • Công ty bất động sản Capella sắp xây khu công nghiệp trị giá gần 2.700 tỷ đồng tại Bắc Giang
  • TP.Thuận An: Hoàn thành, đưa vào sử dụng 12 công trình thủy lợi
  • Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
  • Bắc Ninh thành lập khu công nghiệp Yên Phong II
  • 5 đóng góp nổi bật của Việt Nam cho mái nhà chung ASEAN
  • Quy hoạch huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa thành đô thị sân bay, hiện đại đẳng cấp quốc tế
推荐内容
  • Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
  • Ông Nguyễn Văn Sơn được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang
  • Xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên: Đạt 14/19 tiêu chí của bộ chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao
  • Các khu vực trên cả nước có mưa rào, dông vài nơi trong đêm 26/8
  • Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
  • Thừa Thiên Huế: Đoàn công tác lên đường vào hỗ trợ Đà Nẵng phòng chống COVID