游客发表
Theấtkhẩuđangchịunhiềuáplựtile hom nayo bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư kí Hiệp hội cao su Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm mặc dù các DN đã rất nỗ lực nhưng kim ngạch XK cao su vẫn giảm 11,6% so với cùng kì do giá cao su trên thị trường thế giới giảm sâu. Cùng với khó khăn về thị trường, các DN XK cao su còn gặp khó khăn về thuế vì mặt hàng cao su sơ chế để XK vẫn phải nộp thuế GTGT. DN nào XK càng lớn thì nộp thuế càng lớn đồng nghĩa với việc DN sẽ mất nhiều thời gian hoàn thuế. Việc này dẫn đến DN bị tăng chi phí và giảm sức cạnh tranh. Cùng với đó, một khó khăn nữa mà các DN cao su đang phải đối mặt là áp lực cạnh tranh về chất lượng các sản phẩm XK ngày càng gay gắt, ảnh hưởng không nhỏ hoạt động XK của các DN.
Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam Đỗ Hà Nam cho biết, mặc dù đã sắp bước vào vụ mới nhưng lượng cà phê tồn kho vẫn chiếm đến 1/3 tổng lượng cà phê XK. Nguyên nhân là do giá cà phê của Brazin giảm mạnh. Việc Brazin giảm đến 70% và ồ ạt bán hàng ra khiến cho cà phê của Việt Nam không bán được dẫn đến tồn kho tăng cao. Cũng liên quan đến khó khăn về thị trường, ông Nam cho biết, mặc dù phần lớn các thị trường trên thế giới đều là thị trường tiêu thụ, tuy nhiên, một số thị trường lại mang tính đầu cơ, điển hình như thị trường Singapore, Dubai, Trung Quốc. Khi nguồn cung thiếu hụt các nước này sẵn sàng phá giá để ồ ạt mua hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, các nước này thường mua theo hình thức trả chậm hoặc thanh toán sau nên khi lượng tồn kho quá lớn họ sẽ ép giá hoặc tìm cách trả lại hàng dẫn đến rủi ro cho DN. Một số thị trường khác tuy có tiềm năng như thị trường Nga, Ai Cập nhưng lại gặp khó khăn về vấn đề thanh toán nên DN cũng chưa khai thác được.
Theo ông Lê Văn Quang, giám đốc Công ty Thủy sản Minh Phú, trong 9 tháng đầu năm, mặt hàng tôm XK của Công ty giảm gần 30% so với cùng kì 2014. Trong đó thị trường Mỹ giảm gần 48%, Nhật giảm 20%, EU giảm 18,5%. Nguyên nhân XK tôm sụt giảm là do một số nước XK trong khu vực phá giá mạnh đồng nội tệ. Điển hình như Malaysia phá giá 33%, Ấn Độ 22%, Thái Lan 18%... Do đó, giá XK tôm của Việt Nam tại Nhật, Mỹ, EU đều cao hơn các nước khác khoảng 20%. Ngoài khó khăn nêu trên, các DN XK tôm còn gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với hàng rào kĩ thuật của các nước XK. Nhiều nước XK cố tình vi phạm các cam kết tại các Hiệp định song phương và đa phương để bảo hộ cho hàng hóa trong nước gây khó khăn cho các nhà XK. Bên cạnh đó cùng với việc giảm thuế theo cam kết của các Hiệp định thương mại tự do, hàng loạt các rào cản kĩ thuật lại được đưa ra khiến cho DN XK của Việt Nam phải tốn thêm rất nhiều chi phí mới vào được thị trường.
Cùng quan điểm như trên, ông Lê Phước Vũ, Tổng giám đốc Công ty Tôn Hoa Sen cho rằng, chưa bao giờ áp lực hội nhập đối với cộng đồng DN lớn như bây giờ với những khó khăn, thách thức khôn lường. Bên cạnh việc phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh tại thị trường trong nước, các DN còn phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ các thị trường XK do thị trường hàng hóa thế giới gặp nhiều khó khăn, nhiều nước trên thế giới áp dụng các hành động phi thị trường để bảo hộ nền sản xuất trong nước .
Cùng với đó, các biện pháp phòng vệ thương mại được nhiều nước trên thế giới sử dụng một cách triệt để. Trong thời gian qua, các DN thép Việt Nam đã liên tục phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại của Indonesia, Thái Lan, Malaysia... “Với sự hình thành của cộng đồng kinh tế ASEAN áp lực về hàng rào kĩ thuật đối với các DN sẽ ngày càng lớn nếu không có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các DN với Hiệp hội, ngành hàng, cơ quan quản lí Nhà nước thì hoạt động sản xuất, kinh doanh và XK của DN sẽ gặp rất nhiều khăn”, ông Vũ cho biết.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接