游客发表
发帖时间:2025-01-10 02:02:27
Theo đó, một trong những giải pháp được Bộ Tài chính sử dụng là tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế.
Quy định bao quát, toàn diện hơn
Căn cứ vào quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo thông tư quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, lấy ý kiến góp ý rộng rãi.
Bộ Tài chính cho biết, việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đó. Tuy nhiên, quá trình triển khai áp dụng thời gian qua cho thấy một số nội dung cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Cũng theo Bộ Tài chính, nội dung dự thảo thông tư này quy định một cách bao quát, toàn diện; việc áp dụng quản lý rủi ro xuyên suốt trong các chức năng, nghiệp vụ quản lý thuế từ đăng ký thuế, khai thuế, nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, hoàn thuế, kiểm tra, thanh tra thuế, quản lý hóa đơn, chứng từ và các chức năng, nghiệp vụ quản lý thuế khác.
Đặc biệt, dự thảo thông tư quy định công khai các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế (NNT), nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong đánh giá NNT, đồng thời cũng để NNT tự so chiếu các tiêu chí đánh giá để hoàn thiện, từ đó nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT.
Theo đó, dự thảo thông tư của Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế có trách nhiệm ban hành các chỉ số tiêu chí, giúp cho cơ quan thuế các cấp triển khai công tác quản lý rủi ro được linh hoạt, chủ động trong việc thay đổi các chỉ số tiêu chí cho phù hợp với thực tế quản lý thuế trong từng thời kỳ; góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính không cần thiết.
Việc kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với NNT có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, dự thảo thông tư quy định NNT có một trong các dấu hiệu sau: Thứ nhất, NNT thực hiện các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền có liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế.
Thứ hai, NNT hoặc người đại diện hợp pháp của NNT bị khởi tố về các hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn, chứng từ.
Thứ ba, NNT có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thuộc chuyên đề trọng điểm hoặc qua thu thập thông tin từ công tác quản lý của cơ quan thuế cần giám sát quản lý thuế.
Thứ tư, NNT được lựa chọn từ danh sách NNT thuộc mức không tuân thủ pháp luật thuế quy định tại điều 10 thông tư này, danh sách NNT thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao theo quy định tại điều 11 thông tư này và NNT không giải trình, bổ sung thông tin hoặc có giải trình, bổ sung thông tin nhưng không đầy đủ theo yêu cầu và thời hạn tại thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế.
Dự thảo thông tư giao, cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm theo dõi, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp với từng trường hợp. Riêng Tổng cục Thuế, chịu trách nhiệm quy định cụ thể việc thu thập, phân tích thông tin, xác định trọng điểm giám sát, biện pháp giám sát phù hợp với quy định của pháp luật trong từng thời kỳ.
Nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế
Để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của NNT, dự thảo thông tư dành riêng chương IV gồm 14 điều quy định chi tiết việc nâng cao mức tuân thủ của NNT và áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Theo đó, dự thảo thông tư quy định, căn cứ kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế được quy định, cơ quan thuế thực hiện phân tích bản chất hành vi, quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT, xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ pháp luật thuế với các biện pháp xử lý phù hợp với mỗi vấn đề tuân thủ.
Đối với việc áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra, căn cứ danh sách NNT phân loại theo các mức rủi ro, cơ quan thuế lựa chọn các trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT. Trường hợp được lựa chọn qua phân tích, đánh giá phân loại tuân thủ và xếp hạng mức độ rủi ro không dưới 90% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm. Trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên không quá 10% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm.
Việc lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế phải tránh trùng lặp, chồng chéo theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành. Định kỳ, cơ quan thuế rà soát các trường hợp NNT không tuân thủ, có dấu hiệu rủi ro cao để lựa chọn bổ sung vào kỳ kế hoạch thanh tra kiểm tra điều chỉnh hàng năm hoặc thanh tra đột xuất.
Tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế Đại diện Tổng cục Thuế cho rằng, những sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn tại dự thảo thông tư quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đều nhằm đến mục tiêu đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế; đối xử công bằng giữa những người nộp thuế (NNT) bằng việc quy định áp dụng các biện pháp xử phạt đối với NNT có rủi ro cao, vi phạm pháp luật về thuế và lựa chọn tuyên dương, khen thưởng NNT tuân phủ pháp luật thuế; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để NNT tự nguyện tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế. |
Văn Tuấn
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接