ECB chưa tăng lãi suất Lạm phát hàng năm ở khu vực Eurozone tăng cao kỷ lục vào tháng 3/2022 khi đạt mức 7,ìsaoECBchưatănglãisuấtdùlạmphátđangcaokỷlụkqbd real sociedad4%, cao hơn nhiều so với 5,9% trong tháng Hai, do cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga đã đẩy giá nhiên liệu và khí đốt tự nhiên lên mức cao kỷ lục. Lạm phát hiện cao hơn 3 lần so với mục tiêu 2% của ECB. Tuy nhiên, ECB đã không tăng lãi suất trong phiên họp chính sách của ngân hàng này hôm 14/4/2022. Theo đó, ECB giữ nguyên quyết định của mình khi chỉ đưa kế hoạch cắt giảm chương trình mua trái phiếu (nới lỏng định lượng – QE) trong quý 2 và dự kiến kết thúc chương này vào quý 3 năm nay. Việc tăng lãi suất sẽ chỉ được thực hiện sau khi chương trình QE đã kết thúc và sẽ được tiến hành một cách chậm rãi. Chủ tịch ECB, Christine Lagarde cho biết “vài tuần, thậm chí là vài tháng” sau khi chương trình mua trái phiếu khép lại việc tăng lãi suất mới được thực hiện. Rohan Khanna, chuyên gia tại UBS cho rằng “nếu chương trình QE kéo dài đến đầu quý 3, việc tăng lãi suất có thể sẽ không được thực hiện cho đến tháng 9 năm nay, điều này giảm khả năng lãi suất được tăng nhiều lần trong năm nay”.
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc ECB chưa tăng lãi suất là lạm phát tại khu vực nằm ngoài khả năng của chính sách tiền tệ và sự phục hồi chậm của kinh tế khu vực. Trong khi tại Mỹ, lạm phát cao là do nguyên nhân chính đến từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa nhằm giúp người dân, doanh nghiệp chống chọi và phục hồi với đại dịch. Lạm phát tại Eurozone lại chủ yếu đến từ yếu tố bên ngoài như cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraine, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm phản đối Nga, khiến giá các hàng hóa đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và lương thực không ngừng leo thang. Tác động này được cho là nằm ngoài khả năng tác động của chính sách tiền tệ. Philipp Heimberger - chuyên gia kinh tế tại Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Vienna (Áo) cho rằng, về mặt lý thuyết một đợt tăng lãi suất có thể làm tăng chi phí vốn vay cho sản xuất và tiêu dùng, do vậy có thể khiến việc mở rộng tiền lương chậm lại và lạm phát phần nào đó có thể giảm. Tuy nhiên, độ trễ của chính sách này là khá dài, khoảng 18 tháng, do vậy việc này không phù hợp với mục tiêu hạ nhiệt nhanh lạm phát của khu vực. Nguyên nhân thứ hai là sự phục hồi kinh tế của khu vực đang diễn ra chậm hơn dự kiến, đồng thời khu vực còn chứng kiến nhiều bất ổn. Thực tế, sự phục hồi kinh tế của khu vực đang diễn ra chậm hơn so với Mỹ. Cuộc chiến tại Ukraine – được xem là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất là châu Âu kể từ sau thế chiến thứ 2, chi phí đi vay tại một quốc gia khu vực nam Âu như Italia tăng mạnh cũng làm giảm triển vọng phục hồi kinh tế của khu vực này. Tại châu Âu, nguy cơ về việc tăng giá nhân công không diễn ra, tăng trưởng tiền lương của khu vực này chỉ là 1,6% so với quý 1 năm 2021, ngay cả trong trường hợp tiền lương có tăng, nhưng dưới mức 3% thì nguy cơ lạm phát cao do yếu tố này cũng không đáng ngại. Các công cụ khác để kiểm soát lạm phát Nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao tại khu vực đến từ bên ngoài, trong đó đáng nói là khủng hoảng năng lượng mà cuộc xung đột Nga – Ukraine đã đẩy giá năng lượng và lương thực cao lên một tầm mới. Theo đó, chi phí năng lượng đóng góp tăng cao nhất do giá tăng 44,4%. Không tính năng lượng, lạm phát hàng năm tháng 3 là 3,4%. Bên cạnh đó, giá hàng hóa đầu vào tăng, hoạt động sản xuất bị đình trệ phần nào do các biện pháp kiểm soát đi lại của các Chính phủ đặc biệt là chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã khiến giá hàng hóa tăng cao. Do vậy, các Chính phủ các nước trong khu vực Eurozone cần có vai trò quan trọng hơn đối với việc ổn lạm phát khi tăng cường giám sát chuỗi cung ứng, đẩy mạnh chính sách cạnh tranh để giảm hành vi nâng giá, trục lợi của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp độc quyền. Chính sách tài khóa trong trường hợp này có vai trò quan trọng hơn trong việc đảm bảo đời sống bình thường cho người dân và doanh nghiệp khi các Chính phủ có thể thực hiện chính sách trợ giá, hỗ trợ tài chính cho các đối tượng gặp khó khăn. Việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng đồng nghĩa với việc chưa thực hiện tăng lãi suất cũng tiềm ẩn rủi ro nhất định với khu vực khi lạm phát có thể được đẩy lên cao do tác động từ cả yếu tố nội tại và từ bên ngoài.
|