发布时间:2025-01-10 19:30:25 来源:Empire777 作者:La liga
Việc xử lý tình trạng bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện nghiêm,ĐồngBằngSngCửuLongNạnbơmtạpchấlich bd tbn nhất là các vùng chuyên canh tôm ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, thời gian gần đây, liên tục các vụ bơm tạp chất vào tôm bị lực lượng chức năng phát hiện. Câu chuyện này không mới, nhưng rất “nóng” bởi không xử lý kịp thời thì ngành tôm khó phát triển bền vững.
Ngành chức năng kiểm tra để ngăn chặn tình trạng bơm tạp chất vào tôm.
Liên tiếp các vụ việc bị phát hiện
Thời gian qua, để đánh lừa người tiêu dùng và nhằm tăng lợi nhuận, nhiều hộ kinh doanh thủy sản tại một số tỉnh, thành ĐBSCL đã “phù phép” trọng lượng tôm “còi” thành những con tôm căng mọng, tươi ngon bằng các tạp chất như agar (rau câu); chế phẩm dạng bột CMC; rong biển nấu chín được xay nhuyễn, nước… Để ngăn chặn tình trạng này, bên cạnh các cam kết không đưa tạp chất vào tôm và không mua tôm có tạp chất, đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) còn tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh thủy sản tại một số tỉnh, thành ĐBSCL. Điều đáng lo ngại là sau các vụ kiểm tra là hàng loạt sai phạm kèm theo.
Gần đây nhất là vụ sai phạm tại cơ sở của bà Phạm Thị Mộng, ở xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Tại hiện trường, Đoàn kiểm tra đã bắt quả tang cơ sở này đang cho 5 nhân viên bơm tạp chất là agar vào 300kg tôm sú và tôm thẻ. Cùng lúc, một đội kiểm tra khác ập vào nhà ông Lê Văn Bông, cùng ngụ xã Vĩnh Phú Tây, bắt quả tang 7 công nhân đang bơm agar vào 500kg tôm.
Tỉnh Bạc Liêu là một trong những điểm “nóng” của nạn bơm tạp chất vào tôm thời gian qua. Theo Sở NN&PTNT tỉnh, từ năm 2010 đến nay, qua kiểm tra, sở đã phát hiện 217 trường hợp vi phạm với số lượng 73,941 tấn tôm có chứa tạp chất. Trong đó, tổ chức bơm tạp chất vào tôm 37 trường hợp, thu gom tôm có chứa tạp chất 35 trường hợp, vận chuyển tôm có chứa tạp chất 145 trường hợp. Riêng năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, sở đã tổ chức 86 đợt kiểm tra, phát hiện 40 trường hợp vi phạm, với tổng số lượng hơn 6.266kg; đã xử lý vi phạm 39 trường hợp với số tiền trên 3,4 tỉ đồng. Còn tại tỉnh Cà Mau, từ đầu năm 2016 đến nay cũng phát hiện trên 50 vụ tôm bơm tạp chất. Tổng số tôm vi phạm lên đến khoảng 10 tấn.
Ngoài những vụ bắt quả tang tại cơ sở thu mua tôm nguyên liệu, cơ quan chức năng cũng nhiều lần bắt quả tang số lượng lớn tôm bị bơm chích tạp chất trên đường đi tiêu thụ. Dù có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi trên, nhưng siêu lợi nhuận từ việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu đã khiến cho một số thương lái, cá nhân bất chấp quy định của pháp luật để thực hiện hành vi gian dối.
Là người nuôi tôm nhiều năm, ông Nguyễn Văn Bé, ngụ tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, bức xúc: “Chính vì việc bơm tạp chất như vậy mà những người nuôi tôm như chúng tôi phải điêu đứng. Mặc dù rất bức xúc trước việc làm này nhưng không làm gì được. Bởi phần lớn hành vi gian dối này tập trung ở khâu trung gian là các thương lái mua tôm nguyên liệu”.
Thủ đoạn tinh vi
Để kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm có chứa tạp chất, ngành chức năng ở các địa phương đã quyết liệt đẩy mạnh công tác kiểm soát, ngăn chặn tình trạng kinh doanh bất chính trên. Tuy nhiên, vấn nạn này không hề có dấu hiệu dừng lại. Đồng thời, thủ đoạn thực hiện của các đối tượng tổ chức bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu ngày càng tinh vi. Ông Phan Thanh Liêm, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Các chủ vựa thu mua thường thuê người khác bơm, trường hợp bị phát hiện thì “bỏ của chạy lấy người”, hoặc khai báo không rõ người thuê mình là ai để tránh bị xử lý. Thậm chí gần đây cơ quan chức năng còn phát hiện một số đối tượng đưa tôm nguyên liệu xuống vỏ lãi rồi vừa chạy trên sông vừa bơm tạp chất”.
Trao đổi về vấn đề này, ông Trịnh Hoài Thanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết thêm: “Để qua mặt cơ quan chức năng, chủ cơ sở đã thiết kế nhiều cánh cửa, hàng rào bên ngoài che chắn cẩn thận, bố trí người canh gác, đặc biệt dụng cụ bơm tạp chất rất hiện đại. Các ống bơm giống như vòi bạch tuộc, khi bơm tạp chất vào tôm sẽ nhanh gấp nhiều lần so với bơm thủ công”.
Nhằm qua mặt lực lượng chức năng kiểm tra, những người tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm thường đưa vào các ngõ ngách, vùng sâu, vùng xa, thậm chí là đưa lên phương tiện vận chuyển để thực hiện hành vi gian lận, đồng thời tổ chức canh gác gắt gao. Trước khi lực lượng chức năng đến kiểm tra, họ sẽ giảm tỷ lệ bơm xuống, pha loãng nên rất khó phát hiện hoặc tìm cách phi tang.
Xử lý từ gốc
Có “cầu” mới có “cung”, chính những doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tôm tạp chất đã mở đường cho tình trạng trên. Vì thế để ngăn chặn hành vi này, đầu tiên phải kiểm soát chặt các cơ sở chế biến và các thương lái, cơ sở thu mua có hành vi đưa tạp chất vào tôm. Bên cạnh đó, cần tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị thật sự. Mặt khác, phải đặt trách nhiệm của lãnh đạo huyện, xã theo hướng xã nào, huyện nào để xảy ra tình trạng bơm tạp chất vào tôm thì lãnh đạo xã đó, huyện đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thậm chí phải bị cách chức. Có như thế mới giải quyết căn cơ được vấn nạn tôm nhiễm tạp chất. “Thực tế không ai biết nguồn gốc việc bơm tạp chất vào tôm bằng chính quyền địa phương, nhưng lâu nay họ dung túng, bao che. Đã làm thì phải làm từ gốc, chứ làm từ ngọn như vừa qua thì bịt được đầu này lại bị xì ở đầu khác”, ông Võ Hồng Ngoãn, ở xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, bày tỏ.
Ở góc độ xử phạt sai phạm, ông Trịnh Hoài Thanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cho rằng mức phạt hiện nay chưa đủ mạnh. Các đối tượng sẵn sàng chấp nhận phạt để thực hiện vì lợi nhuận thu được khá lớn. “Cần tăng mức xử phạt cao hơn nữa và sẵn sàng đóng cửa nếu phát hiện sai phạm. Ngoài ra, cần phải đưa hành vi này vào Luật Hình sự mới đủ sức răn đe”, ông Thanh đề xuất.
Thực tế, ở nhiều địa phương đều có hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm, nhưng khó khăn hiện tại là các hành vi trên đều được thực hiện ở địa bàn giáp ranh. Khi bị kiểm tra, xử lý thì người bơm tạp chất vào tôm chạy sang tỉnh khác. Để giải quyết căn cơ cần phải có sự đồng bộ từ các tỉnh, thành trong khu vực, đặc biệt ở các địa bàn nóng như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre...
Cũng liên quan vấn đề này, theo bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, việc kiểm tra xử lý như vừa qua không khác gì như “bắt cóc bỏ dĩa”. “Muốn giải quyết triệt để, Bộ NN&PTNT cần ban hành thông tư quy định cấp mã vùng nuôi và cơ sở nuôi. Trên cơ sở này, việc quản lý của cơ quan chức năng mới thuận lợi, khi phát hiện tôm có bơm tạp chất hay dính kháng sinh, việc truy xuất nguồn gốc mới dễ dàng. Điều này cũng giúp chúng ta xây dựng thương hiệu tôm. Kéo theo đó thu nhập người nuôi cũng được cải thiện”, bà Bình đề xuất.
Bài, ảnh: THÚY AN - VĂN ĐỨC
相关文章
随便看看