Lắp ráp mũ bảo hiểm thủ công tại Bắc Ninh ( Ảnh Thanh Niên)
Mũ rởm đóng mác xịn
Không cần kho bãi,ảnhbáotìnhtrạngmũbảohiểmgiảnhãnmásoi cau 247 .net nhà xưởng, những cơ sở chuyên sản xuất lắp ráp mũ bảo hiểm rởm đều tìm chỗ kín đáo để hành nghề.
Theo tìm hiểu của Chất lượng Việt Nam, việc sản xuất, lắp ráp mũ bảo hiểm cực kỳ đơn giản. Chỉ cần mua phôi: băng dính, gáo mũ, xốp, đinh tán, khoan và nhãn giả... là có thể cho ra lò hàng nghìn chiếc mũ bảo hiểm với nhiều thương hiệu khác nhau.
Hiện nay trên thị trường, các cửa hàng kinh doanh mũ bảo hiểm hoạt động khá im ắng, việc kinh doanh khá chậm và theo một số chủ cửa hàng kinh doanh mũ bảo hiểm chính hãng trên đường Bưởi, Cầu Giấy (HN) thì hiện họ đang gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh về giá đối với những loại mũ rởm đang được bày bán tràn lan trên vỉa hè nhiều tuyến phố.
Thậm chí, nhiều thương hiệu mũ bảo hiểm của các nhà sản xuất có tiếng như Andes, BKtec... có dán tem hợp chuẩn cũng được bán ngoài vỉa hè với giá "rẻ hều", thậm chí không bằng nửa giá sản phẩm chính hãng.
Theo ông Trần Hùng, Phó cục trưởng Cục QLTT, tình trạng sản xuất, lắp ráp mũ bảo hiểm, mũ giả mũ bảo hiểm của các cơ sở nhỏ lẻ đang khiến cho thị trường mũ bảo hiểm trở nên phức tạp. Các cơ sở này thường hoạt động chui lủi, bằng nhiều hình thức tinh vi nhằm đưa các sản phẩm làm giả, kém chất lượng đưa ra thị trường nhằm kiếm lời bất chính.
Theo tìm hiểu của Chất lượng Việt Nam, việc làm giả mũ bảo hiểm có thể mang lợi nhuận "khủng" cho gian thương. Nguyên liệu chính để làm mũ bảo hiểm rởm là nhựa phế phẩm nên giá thành rất rẻ. Nếu trừ hết chi phí, tiền công lắp ráp mỗi chiếc mũ bảo hiểm giả có thể mạng lại từ 10 - 30.000 đồng/mũ. Những loại mũ này khi đem bán tới tay người tiêu dùng giá dao động từ khoảng 100.000 - 180.000 đồng/mũ tùy theo kiểu dáng.
Cơ quan chức năng trong buổi làm việc với cơ sở lắp ráp mũ bảo hiểm ở Bắc Ninh ( Ảnh Thanh Uyên)
Cơ quan chức năng vào cuộc
Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), đơn vị này cho biết, chỉ trong hai ngày 8 và 10/4 cơ quan liên ngành đã tiến hành kiểm tra 3 cơ sở sản xuất, lắp ráp mũ bảo hiểm tại địa bàn Hà Nội và Bắc Ninh. Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ hàng nghìn mũ bảo hiểm, mũ giống mũ bảo hiểm, tem nhãn ghi nhiều địa chỉ và thương hiệu khác nhau.
Tại thôn Quế Ô, xã Chi Lăng, Quế Võ, Bắc Ninh, cơ quan chức năng đã kiểm tra 02 cơ sở đang lắp ráp mũ bảo hiểm, 2 cơ sở này đều không có đăng ký kinh doanh.
"Chúng tôi đã tạm giữ số mũ bảo hiểm tại kho đồng thời thu giữ các nguyên phụ kiện để lắp ráp mũ bảo hiểm như đinh tán, máy khoan, quai đeo, xốp... tại hai cơ sở do ông Nguyễn Văn Tiệp và ông Nguyễn Đình Chung làm chủ. Số hàng và phương tiên sản xuất hiện đang tạm giữ tại kho của Đội 6, QLTT", cán bộ Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa cho biết.
Theo đánh giá ban đầu, mũ bảo hiểm bị thu giữ tại Bắc Ninh chủ yếu mang nhãn Bktec, Napoli, Tuấn Nhung.
Mũ bảo hiểm bị cơ quan chức năng thu giữ tại hai cơ sở lắp ráp tại Bắc Ninh
Trước đó, tại cuộc kiểm tra kho hàng ngõ 86/20 Trại Cá, phường Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội diễn ra hôm 8/4 do Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa phối hợp với Cục Quản lý thị trường, Đội 5 – Chi cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra phát hiện gần 3.000 mũ các loại, trong đó có nhiều mũ có hình dáng giống mũ bảo hiểm, mũ bảo hiểm có đủ CR và nhãn của các cơ sở sản xuất chủ yếu TP HCM như: Kim Thịnh, FORUS, Napoli … và nhiều tem CR, nhãn chưa sử dụng.
Thông tin từ Trung tâm Chứng nhận QUACERT (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), thời gian vừa qua đơn vị này liên tục nhận được đề nghị xác minh chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho mũ bảo hiểm kém chất lượng của một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, qua xác minh thì hầu hết mũ bảo hiểm có dán tem hợp chuẩn CR do QUACERT cấp đều không nằm trong danh sách doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận hợp quy. |
Không có việc Quản lý thị trường 'bảo kê' cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm rởm Ngày 10/4/2014, Đoàn liên ngành Cục QLCL, Cục QLTT đến làm việc với Chi cục QLTT Bắc Ninh để phối hợp kiểm tra cơ sở sản xuất MBH tại Quế Võ (như thông tin Báo Thanh niên nêu). Theo đó, vào lúc 17 giờ ngày 8/4/2014 (thời điểm Đoàn liên ngành đang kiểm tra tại Trại Cá, Trương Định) Đội 6, Chi cục QLTT Bắc Ninh đã kiểm tra cơ sở sản xuất MBH tại thôn Quế Ô, xã Chi Lăng, Quế Võ, Bắc Ninh. Tại thôn Quế Ô có 02 cơ sở đang lắp ráp MBH (cơ sở không có đăng ký kinh doanh), Đội 6 đã tạm giữ toàn bộ số MBH và phương tiện sản xuất (máy khoan) của 02 cơ sở trên, gồm: - Cơ sở của ông Nguyễn Văn Tiệp, tạm giữ 295 MBH; 1,5 kg đinh tán; 01 máy khoan. - Cơ sở của ông Nguyễn Đình Chung, tạm giữ 315 MBH; 97 xốp; 0,8 kg đinh tán; 0,6 kg quai đeo; 01 máy khoan. Số hàng và phương tiên sản xuất tạm giữ tại kho của Đội 6, qua xem xét thì MBH chủ yếu mang nhãn Bktec, Napoli, Tuấn Nhung. Chi cục QLTT Bắc Ninh báo cáo không có hiện tượng “bảo kê” như Báo Thanh niênđã nêu. |
Thanh Uyên
Mũ bảo hiểm mập mờ nguồn gốc lộng hành