【kèo galatasaray】Khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, thắt chặt quan hệ Việt Nam
“Cơ hội vàng” phát huy vị thế đất nước với đường lối đối ngoại độc lập,ẳngđịnhđườnglốiđốingoạiđúngđắncủaĐảngthắtchặtquanhệViệkèo galatasaray tự chủ Tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển Thủ tướng thăm Campuchia: Đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam |
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng và làm việc tại Nhật Bản. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Những kết quả nổi bật
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, với 3 phiên họp “Cùng hợp tác xử lý đa khủng hoảng”, “Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững” và “Hướng đến một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng”, các nhà lãnh đạo đã trao đổi, đánh giá và đưa ra những giải pháp giải quyết các thách thức toàn cầu, nhất là phục hồi kinh tế, an ninh lương thực, an ninh y tế, bình đẳng giới, ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận "Hướng đến một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng" |
Trong đó, Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng đã thông qua Tuyên bố hành động Hiroshima về an ninh lương thực tự cường toàn cầu, đề ra các nhóm giải pháp ứng phó với khủng hoảng lương thực trước mắt, nâng cao tính tự cường nhằm ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai và bảo đảm dinh dưỡng cho mọi người dân. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng, đây là kết quả đáng chú ý, thể hiện nỗ lực dẫn dắt của Nhật Bản cũng như quyết tâm của các nước G7 và khách mời trong việc giải quyết vấn đề cấp bách, cơ bản tác động đến nhiều mặt cuộc sống của người dân.
Cùng với đó, các nhà lãnh đạo nhất trí cần tạo các động lực mới nhằm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Hội nghị hoan nghênh Sáng kiến Đối tác cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu của G7 (PGII) và Sáng kiến Cộng đồng không phát thải châu Á (AZEC) của Nhật Bản; nhất trí đẩy mạnh các sáng kiến huy động nguồn tài chính cho phát triển, thúc đẩy hợp tác công – tư trong phát triển cơ sở hạ tầng.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản đã thành công tốt đẹp cả trên phương diện đa phương và song phương. Trong chưa đầy ba ngày, Thủ tướng đã chủ trì, tham dự khoảng 40 hoạt động, gồm các phiên họp của hội nghị, các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Nhật Bản, các giới, doanh nghiệp, bạn bè Nhật Bản và các cuộc trao đổi, gặp gỡ với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế. |
Thông tin về các vấn đề hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, các nhà lãnh đạo nhất trí, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, cần đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế, giải quyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình, bảo vệ an ninh, an toàn của người dân.
Các nước nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới đạt Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản đã thành công tốt đẹp, qua đó, tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, để lại dấu ấn sâu đậm về vai trò, đóng góp và uy tín quốc tế của Việt Nam, khẳng định một hình ảnh Việt Nam có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề toàn cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã có 13 cuộc làm việc, bao gồm hội đàm với Thủ tướng Kishida Fumio, tiếp Thống đốc, Chủ tịch Hội đồng tỉnh Hiroshima, các nghị sĩ Quốc hội có khu vực bầu cử tại Hiroshima, các hội hữu nghị với Việt Nam, lãnh đạo các hiệp hội, tập đoàn lớn của Nhật Bản, dự và phát biểu tại Tọa đàm Kinh doanh Việt – Nhật; gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio |
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam thông tin, trong không khí trao đổi chân thành, thân tình và tin cậy, các cuộc gặp đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nỗ lực đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á lên tầm cao mới, đặc biệt trong năm 2023 – dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Cùng với đó, hai bên đạt một số kết quả thực chất trong lĩnh vực hợp tác viện trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư với việc ký kết 3 văn kiện hợp tác ODA trị giá 61 tỷ yen (khoảng 500 triệu USD) cho các dự án Chương trình ODA thế hệ mới cho phục hồi và phát triển kinh - xã hội hậu Covid-19, dự án cải thiện hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương, dự án cải thiện hạ tầng phát triển nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng.
Lãnh đạo hai nước cũng nhất trí thúc đẩy khả năng Nhật Bản cung cấp ODA thế hệ mới với tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt cho các dự án phát triển hạ tầng chiến lược quy mô lớn của Việt Nam.
Về hợp tác đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản thể hiện mong muốn tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp, xử lý nước thải… "Có thể nói, hợp tác ODA thế hệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng chiến lược và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại sẽ là những định hướng trọng tâm của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trong giai đoạn mới"- Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định.
Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo đã đạt nhận thức chung về việc thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực mới nhiều tiềm năng như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng,…. Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc hơn giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương, giáo dục - đào tạo, du lịch với hình thức phong phú, chất lượng, hiệu quả cao. Hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho cộng đồng gần 500.000 người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc thuận lợi tại Nhật Bản, tiếp tục là cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Đồng thời, hai bên cũng nhất trí tăng cường phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm và tại các diễn đàn như Liên hợp quốc, ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM), Mekong… và vấn đề Biển Đông.
Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, kết quả làm việc tại Nhật Bản đã tiếp tục góp phần phát triển bền vững với quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trên nền tảng tin cậy cao về chính trị, thực chất về kinh tế và phong phú về giao lưu văn hóa nhân dân và xã hội, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.
相关文章
Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
Nhiều người lên kế hoạch cho kỳ nghỉ lễ khi nghe tin cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Thanh Ho&aacut2025-01-26Laos, Cambodia congratulate Điện Biên Phủ Victory’s 70th anniversary
Laos, Cambodia congratulate Điện Biên Phủ Victory’s 70th anniversary2025-01-26Prime Minister hosts Indonesian Foreign Minister
Prime Minister hosts Indonesian Foreign MinisterApril 23, 2024 - 15:432025-01-26Bình Dương, Australia forge stronger cooperation
Bình Dương, Australia forge stronger cooperationApril 25, 2024 - 22:352025-01-26Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
(Nguồn: Getty Images)"Gã khổng lồ" công nghệ Facebook ngày 30/6 thông báo đã ra phiên bản2025-01-26Việt Nam treasures multifaceted cooperation with Côte d'Ivoire: Deputy FM
Việt Nam treasures multifaceted cooperation with Côte d'Ivoire: Deputy FMApril 19,2025-01-26
最新评论