【bóng đá trực tiếp keonhacai】Trưởng Ban pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn: Cần chính sách hỗ trợ “tiền tươi thóc thật”

[La liga] 时间:2025-01-10 16:07:52 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:90次
Diễn đàn chính sách trực tuyến: "Hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19: Từ chính sách đến thực tiễn”
Chính sách hỗ trợ chưa hiệu quả,ưởngBanphápchếVCCIĐậuAnhTuấnCầnchínhsáchhỗtrợtiềntươithócthậbóng đá trực tiếp keonhacai doanh nghiệp yêu cầu kiểm tra tiến độ thực hiện
Chủ tịch VCCI: Xác định cấp độ và lộ trình trong thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
undefined
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI.

Chính sách chưa tương xứng với khả năng phục hồi

Chia sẻ tại diễn đàn chính sách trực tuyến, bày tỏ quan điểm đồng tình về tác dụng và tính hữu ích của các chính sách tới cộng đồng doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn cho biết, điều tra của VCCI năm 2020 cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được chính sách về thuế nhiều nhất dù là doanh nghiệp quy mô nào.

Trong năm 2021, những chính sách về miễn giảm thuế, tiền thuê đất tiếp tục được thực hiện và được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu ứng cao cho các doanh nghiệp phục hồi. Cụ thể, năm 2021, lần đầu tiên thực hiện các giải pháp về miễn thuế giá trị gia tăng, dù có thể giới hạn trong một số nhóm hàng nhưng vẫn sẽ tạo lực đẩy về phát triển trong thời gian tới.

Ngoài ra, chính sách hỗ trợ về thuế năm 2021 cũng lần đầu tiên đưa nhóm hộ kinh doanh vào chương trình hỗ trợ. Đây là điểm rất mới và phù hợp của ngành Tài chính bởi hiện cả nước có hàng triệu hộ kinh doanh, các đối tượng này gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng lớn tới an sinh xã hội.

Nhận xét về chính sách tín dụng, đại diện VCCI cho rằng, các chính sách cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, phí đã giúp nhiều doanh nghiệp giảm nghĩa vụ tài chính, tăng khả năng tiếp cận vốn, giảm áp lực trích lập dự phòng rủi ro cho ngân hàng.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, tỷ lệ thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp còn rất hạn chế, nhiều chính sách ban hành ngắn hạn, chưa tướng xứng với tình trạng và khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Nhiều dự báo cho rằng, phải đến giữa năm 2022, các doanh nghiệp mới phần nào khôi phục được.

Chẳng hạn, về chính sách thuế, Trưởng Ban Pháp chế của VCCI nêu rõ, các chính sách mới thực hiện tích cực từ phía “giảm thu”, chưa “tăng chi” để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Mức độ hỗ trợ còn ít vì chính sách “giảm thu” thì doanh nghiệp nào còn doanh thu mới được thụ hưởng, trong khi nhiều doanh nghiệp hiện đã không còn nguồn thu, dẫn đến tỷ lệ thụ hưởng hạn chế.

“Ngoài ra, một số chính sách hỗ trợ mới đang thiết kế ở mức giãn, hoãn, không phải giảm. Nên doanh nghiệp cần các nhóm giải pháp mạnh hơn, phải là “tiền tươi thóc thật”, bởi nhiều chi phí tài chính vẫn như “quả bom” treo lơ lửng đối với doanh nghiệp”, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Về quy mô chính sách, ông Đậu Anh Tuấn cũng nhận định, quy mô các gói hỗ trợ của Việt Nam còn khiêm tốn, nhỏ hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Thái Lan hiện có gói hỗ trợ là 12,4% GDP, Indonesia là 5,4% GDP. Theo các tính toán, gói hỗ trợ của Việt Nam vào khoảng 4% GDP, tương đương 250.000 tỷ đồng.

Cần kênh đánh giá độc lập việc triển khai hỗ trợ

Nói về nguyên nhân khiến chính sách hỗ trợ chưa hiệu quả, theo ông Đậu Anh Tuấn, bộ máy thực thi chính sách chưa tốt như mong muốn, chất lượng thực thi không đồng đều nên doanh nghiệp mong muốn việc thiết kế chính sách phải làm sao để doanh nghiệp thực hiện được. Hiện các chính sách như giảm tiền điện, giảm thuế… đã có các tiêu chí rõ ràng để doanh nghiệp thực hiện, tạo hiệu ứng trong thực tiễn. Hơn nữa, các chính sách cần “thân thiện” bằng cách quy định đơn giản, dễ hiểu cũng như có cơ chế giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.

Đại diện VCCI khuyến nghị, ngành Thuế nên có biện pháp giải đáp vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp. VCCI hiện sắp có cổng thông tin để tháo gỡ cho doanh nghiệp về vấn đề này cũng như cố gắng hệ thống hóa chính sách hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương dễ hiểu, đơn giản hơn.

Một vấn đề nữa mà ông Đậu Anh Tuấn lưu ý là việc sửa đổi chính sách chưa kịp thời. Có những chính sách mất 6-7 tháng mới sửa được thì quá chậm trễ, ảnh hưởng tới doanh nghiệp nên cần kịp thời rà soát, sửa đổi.

Ông Tuấn cũng đề nghị các chương trình hỗ trợ cần có kênh đánh giá độc lập về hiệu quả triển khai. Quan sát trong thời gian qua, ông Tuấn cho rằng, nhiều cơ quan quản lý chỉ ban hành chính sách là xong nhiệm vụ. Việc triển khai thực tế, mức độ thụ hưởng còn thấp thì dù chính sách nêu ra tốt đẹp đến đâu cũng không còn nhiều ý nghĩa.

Tuy nhiên, theo các diễn giả tại diễn đàn chính sách trực tuyến, việc đánh giá hiệu quả thực thi chính sách cần nhìn nhận từ 2 phía. Chẳng hạn, trong chính sách tín dụng, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, bản thân ngân hàng cũng là doanh nghiệp, phải đảm bảo cân bằng 2 mục tiêu giữa tăng cường khả năng tiếp cận vốn để đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhưng cũng phải đảm bảo an toàn hệ thống. Nếu các ngân hàng đưa tín hiệu quá “dễ dãi”, doanh nghiệp sử dụng vốn vay không tốt sẽ tạo ra hệ lụy cho nền kinh tế.

Nói về ý kiến cho rằng nên tập trung hỗ trợ một số nhóm ngành trọng điểm, Trưởng Ban pháp chế của VCCI cho hay, nguồn lực có hạn nên nếu hỗ trợ quá nhiều ngành thì sẽ không có hiệu quả tích cực, nhưng chọn ngành nào, lĩnh vực nào quan trọng lại là vấn đề gây “tranh cãi”. Vì thế, hiện một số địa phương đã chủ động, lựa chọn những khu vực kinh tế, những dự án tạo ra cú hích cho phát triển để hỗ trợ với nguyên tắc sản xuất là việc của doanh nghiệp, phòng chống dịch là nhiệm vụ của chính quyền.

Mặc dù vậy, tựu chung những kiến nghị nêu trên, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, một giải pháp không tốn nhiều nguồn lực mà doanh nghiệp đều được thụ hưởng là phải tiếp tục tháo gỡ khó khăn của các quy định pháp luật còn gây phiên hà, chồng lấn. Việc cải thiện môi trường kinh doanh cần tiếp tục được ưu tiên đẩy mạnh hơn nữa để tạo hiệu ứng lớn trên thực tế, tạo nên nhiều lực đẩy, động lực phát triển kinh tế trong thời gian tới.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接