Các bộ có chuyển dịch thì ở dưới các địa phương mới có cơ sở để làm,ảithiệnmôitrườngkinhdoanhKhoảngcáchtừchínhsáchhỗtrợđếnđốitượngthụhưởngcònkhásoi kèo 888 việc sửa, thay đổi trước hết phải là ở cấp bộ sau đó mới đến cấp ngành. Ảnh: ST. Điểm sáng Nghị định 15 Đánh giá kết quả khảo sát thực hiện Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 về cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp - góc nhìn từ doanh nghiệp, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nhiều bộ, ngành rất tiên phong, quyết liệt trong cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh và cải cách kiểm tra chuyên ngành, nhưng một số bộ, ngành ít chuyển biến, còn thực hiện đối phó. Bộ, ngành nào người đứng đầu thực hiện quyết liệt, tích cực thì việc cắt giảm diễn ra mạnh mẽ. Chính vì như vậy, rất cần có những đánh giá độc lập, giám sát việc thực hiện quá trình cắt giảm này. Tránh tình trạng chạy theo con số trên báo cáo, lạc quan về các thành tích luôn được nhấn mạnh mà người dân và doanh nghiệp không được hưởng lợi. “Bởi suy cho cùng thước đo quan trọng nhất là sự hài lòng của doanh nghiệp. Bởi chính hiệu ứng thực tiễn, tác động thực tiễn mới là tiêu chuẩn cuối cùng và quan trọng nhất để đánh giá chương trình cải cách hay lĩnh vực cải cách có thực sự thành công hay không. Hơn ai hết, chính các doanh nghiệp là người cảm nhận rõ nhất sự thay đổi của môi trường kinh doanh Việt Nam trong các năm qua. Họ hiểu rõ nhất việc làm thủ tục hành chính có thuận lợi hơn không? Có bị thanh kiểm tra trùng lặp không? Có bị nhũng nhiễu, tiêu cực không? có thường xuyên mất điện không? Có tranh chấp thì khởi kiện ở toà án có hiệu quả không?” - Chủ tịch VCCI nhấn mạnh. Đáng chú ý, một trong những kết quả được nhiều doanh nghiệp ghi nhận nhất về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa là Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm – được các doanh nghiệp đánh giá là “quà Tết” của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp vì sự cắt giảm và tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Trước đây theo, Nghị định 38/2012/NĐ-CP về an toàn thực phẩm, thủ tục chứng nhận và công bố sự phù hợp rất khó khăn. Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), mỗi năm có từ 35.000 – 45.000 trường hợp phải làm thủ tục này. Trung bình doanh nghiệp sẽ mất khoảng 4 tháng với chi phí 10 triệu đồng đối với thực phẩm thường và 30 triệu đồng đối với thực phẩm chức năng để hoàn tất chứng nhận và công bố sự phù hợp. Với Nghị định 15, phương pháp quản lý an toàn thực phẩm chủ yếu đã thay đổi từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Thay vì phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có thể tự công bố an toàn thực phẩm. Nhà nước sẽ tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với những trường hợp công bố không chính xác. Doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ công bố để thông báo cho cơ quan nhà nước và tiến hành sản xuất kinh doanh ngay không cần chờ đợi sự chấp thuận của cơ quan nhà nước. Theo ước tính của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, Nghị định 15 sẽ giảm đến 90% chi phí hành chính, giúp tiết kiệm 10 triệu ngày công và 3.700 tỷ đồng mỗi năm cho doanh nghiệp. Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đồng ý với quan điểm sự cải cách điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành, địa phương là không giống nhau. Bởi rõ ràng nếu các bộ có chuyển dịch thì ở dưới các địa phương mới có cơ sở để làm; việc sửa, thay đổi trước hết phải là ở cấp bộ sau đó mới đến cấp ngành. Ông Nam đánh giá cao Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm bởi đã có sự thay đổi không chỉ trên bề mặt quy định pháp luật mà đã thay đổi cả về tư duy quản lý. Trong đó đã bãi bỏ quy định Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm phải do Bộ Y tế xác nhận. Điều này đã tạo điều kiện rất tốt cho doanh nghiệp hoạt động, bởi một năm các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm phải làm vài chục nghìn tờ xác nhận này. Trong khi nguyên tắc của an toàn thực phẩm là cơ sở kinh doanh đó phải tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm. Giờ đây nhờ có Nghị định 15, doanh nghiệp có thể có bộ phận đào tạo và tự xác nhận được cho mình. Mong không phải cầm tay chỉ việc cho từng địa phương Trái ngược với sự hài lòng về Nghị định 15, ông Nguyễn Hoài Nam lại nêu bức xúc ở một vấn đề khác. “Đứng ở góc độ ở một ngành có liên quan từ sản xuất đến xuất khẩu, liên quan đến 7 bộ, ngành thì tôi kỳ vọng ở một điều khác hơn. Tôi đánh giá cao có một số bộ rất tích cực như Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, tuy nhiên chỉ tập trung vào những vấn đề được Bộ trưởng bộ đó ưu tiên. Ví dụ như bất cập về sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm quy định trong Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất trong dinh dưỡng đã được các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề phản ánh đến Chính phủ từ tháng 3/2017 và liên tiếp nhiều cuộc đối thoại sau đó nhưng vẫn chưa được tháo gỡ. Nghị quyết 19/2018 đã đưa nội dung này trong yêu cầu dành cho Bộ Y tế. Theo đó, Chính phủ yêu cầu hướng sửa đổi Nghị định 09/2016 là bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt”, bãi bỏ quy định “bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”, thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp thực phẩm sử dụng. Nghị quyết đã có, nhưng đến nay Bộ Y tế lại tiếp tục lập một đoàn để kiểm tra lại xem có đúng như vậy không? Vậy ý nghĩa của Nghị quyết 19 là như thế nào?”, ông Nam đặt câu hỏi!? Đưa ra bình luận về những kết quả mà Nghị quyết 19 và 35 đã đạt được, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, điều kiện kinh doanh ở một số lĩnh vực được cải thiện thực chất, nhưng số này không nhiều. Bộ máy vẫn không có động lực để cắt giảm điều kiện kinh doanh. Một cửa nhưng rất nhiều ngách, vẫn phải chạy rất nhiều chỗ khác nhau. Nếu không liên thông được thì bộ máy của chúng ta tiếp tục là bộ máy phân mảnh. Từ phân mảnh đẻ ra thương mại hoá, lạm dụng quyền lực tạo ra lợi ích riêng ở nơi này nơi khác. Để khắc phục tình trạng này, bà Phạm Chi Lan cho rằng, cần phải quyết liệt hơn nữa, yêu cầu về cải cách thể chế phải mạnh mẽ hơn. Không thể để tình trạng trên nóng, dưới thì lạnh tanh lạnh ngắt, cũng không thể để cấp dưới cứ quấy nhiễu, ảnh hưởng cả bộ máy. Trường hợp đó phải thải ra. Hiện chúng ta đã thông qua CPTPP, đang thuyết phục cộng đồng châu Âu sớm thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), điều này cho thấy cạnh tranh trong thời gian tới, đặc biệt là thể chế rất mạnh mẽ, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải ráo riết hơn nữa trong cải thiện môi trường kinh doanh. “Chúng ta đã có một danh mục rồi sao Nhà nước không cắt được các điều kiện kinh doanh mà cứ phải chờ các bộ? Chúng ta cần ra tiếp các Nghị định mới, tuyên bố cắt giảm một loạt và đưa ra điều kiện nếu các bộ không cắt giảm thì sẽ tự động cắt giảm. Tôi mong trong 2 năm tới sẽ làm sao không cần Nghị quyết 19, Chính phủ không phải cầm tay chỉ việc cho từng địa phương”- bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh. Đóng góp ý kiến vào báo cáo thực hiện Nghị quyết 19 và 35, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, việc cải cách hành chính là cho chính cơ quan nhà nước chứ không phải chỉ cho doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nước nên khôi phục lại cơ chế "máy chém" - học tập theo kinh nghiệm Hàn Quốc. Theo đó, không thể để cấp dưới cứ quấy nhiễu, ảnh hưởng cả bộ máy mà phải thải những trường hợp đó ra. Bên cạnh đó, chúng ta cần đặt mục tiêu theo đuổi là làm sao cải thiện được môi trường kinh doanh để có thể so sánh với các nước trong EVFTA, CPTPP, chứ không thể cứ mãi so sánh với các nước ASEAN. Ngoài ra, cũng cần ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh để hỗ trợ tạo tính minh bạch và tính giải trình tránh thực trạng một cửa nhưng nhiều ngách. Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Bài học thành công của EVN là trong vòng 5 năm qua, EVN đã tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của cán bộ công nhân viên ngành điện và sự phối hợp rất tích cực của các tỉnh, thành phố trong công tác triển khai tiếp cận điện năng. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ điện năng ngày một tốt hơn, hoàn hảo hơn và văn minh hơn, ngoài việc thay đổi quy trình nội bộ, thay đổi nhận thức của cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn, EVN còn đề xuất các bộ, ngành cắt giảm các thủ tục hành chính, đề nghị với Ủy ban nhân dân các tỉnh phối hợp với EVN để triển khai việc kết nối liên thông cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Nếu như năm 2014, thủ tục đấu nối điện gồm 6 bước 115 ngày, chi phí gấp 17 lần thu nhập bình quân đầu người thì năm 2018 đã giảm xuống còn 4 thủ tục, 31 ngày và chi phí gấp 11 lần thu nhập bình quân đầu người. Bà Trịnh Thị Ngân, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội: Qua 4 năm thực hiện, nhất là trong 2 năm gần đây Nghị quyết 19 và 35 đã có sự tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là những doanh nghiệp yếu thế. Đối với các thủ tục hành chính, chúng tôi đánh giá cao các thủ tục về thuế, trong năm vừa qua Cục Thuế Hà Nội đã tổ chức hơn 30 buổi tiếp xúc với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mỗi một cuộc gặp mặt khoảng 300 doanh nghiệp và giải quyết được hơn 100 ý kiến theo phương thức các doanh nghiệp gửi ý kiến từ trước và trong cuộc họp sẽ được giải đáp ngay, trừ những nội dung vượt thẩm quyền. Riêng vướng mắc về thủ tục đất đai, hiện doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất đai, làm sao để doanh nghiệp phát triển được trong sản xuất kinh doanh. Xuân Thảo (ghi) |
|