Việc giá bất động sản tại Hà Nội và giá vàng nhẫn thi nhau tăng cao đã khiến kế hoạch của nhiều người không thể thực hiện được,ãncướivìgiánhàgiávàngthinhautăngdựngđứkèo nhà cái.net trong đó có việc cưới hỏi.
Dự định tổ chức đám cưới cuối năm 2024 của anh Quách Mạnh Cường (quê Đắk Lắk) không thể thực hiện được do giá vàng nhẫn tăng lên mức kỷ lục.
Anh Cường cho biết, anh và vợ yêu nhau được 3 năm, dự định về một nhà vào cuối năm nay và lên kế hoạch từ lâu. Anh cố gắng tích cóp một phần thu nhập mỗi tháng để dành cho việc lấy vợ. Thế nhưng, mọi chuyện không diễn ra như dự kiến khi nhà gái yêu cầu sính lễ là 1 cây vàng. Số tiền anh Cường tích cóp được chỉ đủ cho việc lo cỗ bàn, sửa sang nhà cửa."Số tiền hơn 80 triệu đồng để mua một cây vàng sính lễ đã vượt quá khả năng tài chính của tôi, cũng là nguyên nhân chính khiến đám cưới của chúng tôi không thể diễn ra”, anh Cường kể.
Theo anh Cường, vì muốn đám cưới sẽ diễn ra được trọn vẹn nhất có thể, cũng không muốn vì vấn đề sính lễ khiến việc lấy vợ bị cản trở. Vì thế, anh đã bàn với người yêu hoãn đám cưới một năm, anh sẽ cố gắng đi làm kiếm thêm tiền để lo mua vàng.
Rất may, vợ sắp cưới của anh Cường thông cảm và hứa sẽ cùng tiết kiệm tiền mua vàng để có thể nhanh tổ chức đám cưới trong năm sau.
“Cũng chỉ vì giá vàng tăng đột biến mà đám cưới của chúng tôi bị hoãn lại. Hy vọng trong thời gian sắp tới giá vàng có thể hạ xuống để vợ chồng tôi có thể thực hiện mục tiêu của mình”, anh Cường nói.
Tương tự, anh Đỗ Duy Văn (Nam Định) cũng phải hủy bỏ kế hoạch tổ chức lễ cưới của mình vì giá vàng "dựng đứng”.
Anh Văn hiện đang làm công nhân tại một công ty ở quê nhà Nam Định. Mức thu nhập khoảng 7 triệu đồng một tháng đủ cho chi phí sinh hoạt ở quê. Dù mức sống ở quê không cao, nhưng cố gắng chi tiêu một cách hợp lý, khoa học anh Văn mới dành ra được một khoản tiết kiệm, nhưng không đáng kể.
Để chuẩn bị cưới vợ, thời gian qua, anh Văn cố gắng tăng ca, tìm nhiều việc làm thêm lúc rảnh nhằm tăng thu nhập. Nhưng đám cưới dự định được tổ chức trong tháng 11 của anh không diễn ra theo kế hoạch do giá vàng liên tục phá vỡ các kỷ lục.
Theo Văn chia sẻ, gia đình anh không mấy khá giả. Trước đám cưới, số tiền tích cóp đã được sử dụng cho việc sửa nhà, làm phòng cưới. Gần đến ngày tổ chức hôn lễ, nhà gái bất ngờ nêu yêu cầu, ngoài số tiền sính lễ, nhà trai phải tặng cô dâu một chiếc kiềng đeo cổ ít nhất 5 chỉ vàng trong đám cưới.
"Với giá vàng hiện tại, món quà cưới này cho cô dâu có giá hơn 40 triệu đồng, là số tiền phát sinh không hề nhỏ với gia đình nông dân như nhà tôi”,anh Văn kể.
Với mong muốn hôn lễ diễn ra tốt đẹp như kế hoạch, anh Văn xin phép bố mẹ vợ tương lai được tặng món quà tượng trưng, cưới xong sẽ kiếm tiền tặng kiềng vàng 5 chỉ sau. Tuy nhiên, nhà gái không đồng ý, nhất định chỉ cho cưới nếu nhà trai chấp nhận đưa sính lễ như yêu cầu.
“Mặc dù rất hiểu cho hoàn cảnh của tôi, vị hôn thê cũng không thể tự quyết định chuyện này. Do yêu cầu của nhà gái vượt quá khả năng tài chính của tôi, hai gia đình chưa tìm được tiếng nói chung và đám cưới buộc phải hoãn lại”, anh Văn kể.
Theo anh Văn, dù đám cưới đã hoãn lại, nhưng anh vẫn theo dõi thường xuyên thông tin giá vàng. Những ngày gần đây khi giá vàng liên tục tăng kỷ lục, thậm chí giá vàng nhẫn có thời điểm còn vượt giá vàng miếng khiến anh lo lắng, không biết bao giờ mới có thể mua vàng cưới vợ.
Không chỉ riêng giá vàng, anh Nguyễn Minh Hưởng (quê Phú Thọ) lại gặp phải câu chuyện tiến thoái lưỡng nan khi gia đình nhà bạn gái yêu cầu phải có nhà Hà Nội mới đồng ý cho cưới.
Anh Hưởng đang làm cho một công ty công nghệ với thu nhập khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng. Đây có thể coi là mức thu nhập không quá thấp, đủ đáp ứng cuộc sống của anh tại Hà Nội.
Nhiều năm tích cóp, anh Hưởng cũng để ra số tiền tiết kiệm hơn 500 triệu đồng, vì thế anh và bạn gái quyết định sẽ về một nhà vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, gia đình bạn gái anh là người Hà Nội, vì thế khi nghe tin con gái muốn lấy chồng, gia đình họ yêu cầu nhà trai phải có nhà Hà Nội mới cho cưới, không cần biết nhà to hay nhỏ.
“Trước đây, tôi nghĩ rằng khoản tiền tiết kiệm 500 triệu đồng có thể giúp mình lấy vợ và ổn định kinh tế trong một vài năm đầu. Thế nhưng trước yêu cầu phải mua nhà của nhà gái, số tiền ấy trở nên nhỏ bé hơn bao giờ hết",anh Hưởng kể, thêm vào rằng dù đã cố gắng thuyết phục bố mẹ bạn gái để hai người ở nhà thuê một vài năm, cùng nhau tích cóp mua nhà, nhưng họ không đồng ý và giữ nguyên quan điểm.
Vì không muốn kế hoạch của mình bị đổ vỡ, anh Hưởng thử tìm hiểu giá nhà tại Hà Nội. Lúc này anh mới tá hỏa khi thấy ma trận giá bất động sản ở Hà Nội, dù ở phân khúc chung cư mini, nhà tập thể, nhà mặt đất hay căn hộ chung cư thì mức giá cũng lên tới vài tỷ đồng.
“Việc mua nhà lúc này với tôi là bất khả thi, vì thế, tôi và người yêu đã thống nhất sẽ tiếp tục hoãn đám cưới lại. Chúng tôi sẽ chờ đến khi thuyết phục được gia đình nhà gái hoặc chờ đợi giá bất động sản xuống thấp sẽ tiếp tục kế hoạch tổ chức lễ cưới của mình”, anh Hưởng cho biết.
Đức ThiệnTheo các chuyên gia, giá vàng nhẫn thời gian qua liên tục tăng mạnh là do chịu tác động của giá thế giới. Trong khi đó, giá vàng thế giới cũng chịu tác động bởi xung đột địa chính trị, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và khả năng Fed thay đổi lãi suất theo chiều hướng giảm.
Ngoài ra còn do nhu cầu mua vàng của người dân Việt Nam rất lớn khi vàng được coi như tài sản tích trữ, tiết kiệm. Khi vàng miếng ngày càng khó mua thì vàng nhẫn được nhiều người tìm đến khiến, các điểm bán rơi vào cảnh khan hiếm nguồn cung.
Đồng thời, nhiều người vẫn đang găm giữ vàng chưa bán ra, chờ giá lên cao hơn để bán. Trong khi Ngân hàng Nhà nước chưa có động thái nào cho phép các doanh nghiệp kinh doanh vàng được phép nhập khẩu vàng. Chính vì thế vàng nhẫn ngày càng ít được bán ra do nguồn cung hạn chế.
Trong khi đó, báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, thời gian qua giá căn hộ chung cư quý III tại một số khu vực tăng cục bộ 35 - 40% so với quý trước.
Bộ Xây dựng nhấn mạnh, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2) gần như không có giao dịch và sản phẩm để bán. Căn hộ chung cư trung cấp (có mức giá khoảng 25 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2) vẫn chiếm tỷ trọng cao về giao dịch và nguồn cung trên thị trường. Vị trí còn lại là căn hộ chung cư cao cấp, siêu cao cấp (có mức giá trên 50 triệu đồng/m2).
Tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ, mặt bằng giá dự án mới tăng khoảng 4% - 6% theo quý và 22% - 25% theo năm.