您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【nhà cái mu】Kịch bản mới cho tăng trưởng giai đoạn 2022 正文

【nhà cái mu】Kịch bản mới cho tăng trưởng giai đoạn 2022

时间:2025-01-10 19:43:51 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Những đột phá của Chiến lược Tài chính giai đoạn mớiNăm 2022 - năm thách thức đối với các thị trường nhà cái mu

Những đột phá của Chiến lược Tài chính giai đoạn mới
Năm 2022 - năm thách thức đối với các thị trường mới nổi
Kịch bản tăng trưởng nào cho các quý tiếp theo?ịchbảnmớichotăngtrưởnggiaiđoạnhà cái mu
 Theo nhận định của một số chuyên gia, sự phục hồi diễn ra không đồng đều và đang có một số rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng. 	Ảnh: T. Bình
Theo nhận định của một số chuyên gia, sự phục hồi diễn ra không đồng đều và đang có một số rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng. Ảnh: T. Bình

2 kịch bản mới

Tại Nghị quyết số 01, Chính phủ đặt ra các chi tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2022, theo đó; tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6-6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%. Cùng với đó, tại Nghị quyết số 11/NQ CP, Chính phủ đặt mục tiêu phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025 với tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm.

Phát biểu tại “Diễn đàn dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025 của Việt Nam.

Đi qua 4 tháng đầu năm 2022, mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng nhìn chung nền kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở một số ngành, lĩnh vực. Cụ thể, tăng trưởng GDP quý 1/2022 ước đạt 5,03% so với cùng kỳ; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng đầu năm 2022 tăng 2,1%, các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm, thu ngân sách nhà nước đạt kết quả khả quan.

Điều đáng mừng là quý 1/2022, Chỉ số Môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng lên 73%, tăng 12% so với quý 4/2021, là mức cao nhất kể từ sau đợt dịch bùng phát lần thứ 4. Số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 49.591 doanh nghiệp, là mức cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay tại Việt Nam. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt 5,92 tỷ USD, là giá trị cao nhất trong 4 tháng đầu năm trong các năm 2018-2022, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2022.

Bên cạnh những dự báo lạc quan, cũng cần nhìn nhận một thực tế là khó khăn, thách thức đang ngày càng lớn khi đại dịch Covid-19 chưa kết thúc trong bối cảnh bức tranh kinh tế - chính trị quốc tế đang có những biến động rất lớn. Theo nhận định của một số chuyên gia, sự phục hồi diễn ra không đồng đều và đang có một số rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng. Đó là tăng trưởng chậm lại trong khi rủi ro lạm phát gia tăng. Lạm phát năm 2022 dự báo trong ngưỡng 4 – 4,5% và vượt 5% vào năm 2023.

Dựa trên phân tích ảnh hưởng của các diễn biến kinh tế lớn đến Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực cập nhật dự báo 2 kịch bản cho tăng trưởng GDP năm 2022-2023. Theo đó, ở kịch bản cơ sở, GDP Việt Nam sẽ tăng từ 5,5-6% trong giai đoạn này; ở kịch bản tiêu cực, GDP năm 2022 - 2023 chỉ tăng trưởng 4,5-5%. Các biến số trong 2 kịch bản trên sẽ phụ thuộc vào mức độ thực hiện Chương trình phòng, chống dịch; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023 và khả năng Việt Nam giảm thiểu tác động từ xung đột Nga - Ukraine.

Một số ngành cần được “kích hoạt” cho hồi phục mạnh hơn

Ông Francois Painchaud, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam và Lào:

Việt Nam đã duy trì thành công sự ổn định về tài khóa, cán cân đối ngoại và ổn định tài chính. Các chính sách kinh tế vĩ mô đã giúp giảm bớt tác động của Covid-19, đặc biệt, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ được thực hiện một cách thích hợp và kịp thời để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng chung. Tuy nhiên, sự phục hồi diễn ra không đồng đều và đang có một số rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng. Đó là tăng trưởng chậm lại trong khi rủi ro về lạm phát nghiêng về gia tăng lạm phát. Bên cạnh đó là các rủi ro khác như: căng thẳng địa chính trị và tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc; việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu; diễn biến trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp trong nước…

Các ưu tiên chính sách lúc này là phải thúc đẩy phục hồi, duy trì sự ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng bao trùm.

Với bối cảnh hiện nay, dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh hơn, với tăng trưởng dự kiến là 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023. Tuy nhiên, lạm phát dự kiến sẽ tăng trong ngắn hạn.

X.T (ghi)

Nhận định về triển vọng tăng trưởng của một số ngành kinh tế chính, Tổng giám đốc FiinGroup Nguyễn Quang Thuân cho rằng, triển vọng tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2022-2023 sẽ được củng cố nhờ đầu tư khối tư nhân, đầu tư công, tiêu dùng hồi phục...

Theo ông Nguyễn Quang Thuân, các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vẫn được duy trì vững chắc, nhờ chính trị - xã hội ổn định, dân số trẻ và đang tăng trưởng, tỷ lệ dân số sử dụng internet cao, thu nhập dân cư tăng đều đặn, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng… Tất cả các yếu tố này tạo ra một thị trường tiêu thụ nội địa lớn và hấp dẫn. Mặt khác, nền kinh tế có độ mở lớn, khi Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định thương mại tự do, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng liên tục trên 12% trong 10 năm trở lại đây, dòng vốn FDI tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam, đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm sản xuất lớn trong khu vực…

“GDP dự kiến tăng trưởng ở mức 6%-7% trong 2 năm 2022 – 2023 nhờ sự phục hồi của tiêu dùng nội địa, xuất khẩu, các hoạt động đầu tư của cả khối tư nhân và nhà nước; triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 350.000 tỷ đồng của Chính phủ. Tuy nhiên, hầu hết các ngành vẫn có mức tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước dịch Covid-19, ngoại trừ các ngành: tài chính (bao gồm ngân hàng và bảo hiểm); nông nghiệp; khai khoáng, do xuất khẩu nhiều mặt hàng hồi phục, trong đó có volfram, đồng... Một số ngành có sự hồi phục tốt đạt gần tiệm cận với tốc độ trước dịch, như: vận tải, kho bãi, lâm nghiệp. Hầu hết các ngành còn lại chưa về mức độ tăng trưởng trước Covid-19 diễn ra”, Tổng giám đốc FiinGroup phân tích.

Cũng theo ông Nguyễn Quang Thuân, dư địa cho hồi phục và tăng trưởng kinh tế cao tiếp tục vẫn còn lớn, bởi các nhóm ngành đang hồi phục, nhưng hầu hết chưa về mức độ tăng trưởng trước khi Covid-19 diễn ra. Một số ngành vẫn cần được “kích hoạt” cho hồi phục mạnh hơn nữa. Triển vọng tăng trưởng 2022 của hầu hết các ngành chính được dự báo tích cực. Tuy nhiên, một số ngành có sự hồi phục rất chậm như: hàng không và du lịch quốc tế; xây dựng và vật liệu. Khắc phục tình trạng này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cao hơn, nhất là trong bối cảnh môi trường lãi suất đã “tạo đáy” và lạm phát có thể gia tăng vượt kỳ vọng.

“Ngành bất động sản đang gặp những thách thức lớn trong ngắn hạn, do những tác động từ chính sách và vốn tín dụng trong ngắn hạn (đây là yếu tố rủi ro quan trọng nhất cần theo dõi). Khó khăn của ngành bất động sản sẽ có tác động đến một số ngành liên quan bao gồm: xây dựng và vật liệu xây dựng, đặc biệt là ngành ngân hàng. Trong khi đó, ngành ngân hàng, tài chính vẫn phát triển tốt qua tâm dịch Covid-19, nhưng những khó khăn của ngành bất động sản hiện đối mặt có thể làm thay đổi bức tranh của ngành ngân hàng trong 2-3 năm tới đây. Những thay đổi về chính sách cần tính đến những tác động tới hai ngành trụ cột của nền kinh tế: bất động sản và ngân hàng, cũng như những tác động mang tính dây chuyền tới thị trường tài chính nói chung và các ngành liên quan của Việt Nam…”, ông Thuân nhìn nhận.