Dù số vụ phạm pháp hình sự và số người phạm tội giảm,ộiphạmnghimtrọngtăngvdiễnbiếnphứctạtỷ số bóng đá napoli nhưng một số loại tội phạm nghiêm trọng tăng và diễn biến phức tạp.
Đáng lo ngại khi vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, chưa xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu, người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý khi để xảy ra vi phạm pháp luật, thậm chí có cả trường hợp “bảo kê” cho vi phạm pháp luật.
Trọng án gia tăng
Vũ khí, súng đạn, công cụ hỗ trợ là những mặt hàng quốc cấm nhưng mới đây cả một kho vũ khí với hàng chục khẩu súng quân dụng, súng bắn đạn hoa cải, lựu đạn, mìn tự chế, thuốc nổ, cùng nhiều dụng cụ để chế tạo súng đạn và vô số dao kiếm... vừa mới bị Công an TP HCM thu giữ trong chuyên án triệt phá đường dây sản xuất, mua bán và sử dụng súng đạn do đối tượng Nguyễn Hồng Phúc (33 tuổi, ở Vĩnh Long, tạm trú tỉnh Bình Phước) cầm đầu đã khiến dư luận không khỏi hoang mang, lo lắng trước tình trạng sử dụng hung khí, vũ khí gây án, giải quyết mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự.
Trong khi đó, người dân Hà Nội mới đây cũng không khỏi xôn xao, bàng hoàng trước vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra tại khu chung cư sang trọng nhất Thủ đô khi một "phi công" 9X thẳng tay giết hại dã man người tình 8X để cướp của, lấy tiền trả nợ cá độ.
Còn mới đây nhất, hàng chục thanh niên sau khi hỗn chiến ở ngoài đường lại tiếp tục kéo nhau vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang để "thanh toán" nhau, buộc lực lượng Công an phải nổ súng trấn áp tình hình...
Một băng nhóm tội phạm bị triệt phá
Rõ ràng, liên tiếp các vụ phạm tội hình sự xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước khiến tình hình an ninh trật, an toàn xã hội trở nên bất ổn, tiềm ẩn nhiều vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là cuộc sống và tâm lý của người dân, cộng động xã hội luôn cảm thấy lo lắng. Hơn nữa, các loại tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất bạo lực, manh động, băng nhóm gia tăng, thể hiện thái độ coi thường pháp luật, kỷ cương phép nước của một bộ phận không nhỏ người dân.
Mới đây, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiến hành thẩm tra Báo báo của Chính phủ về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2017 đã thẳng thắn đánh giá, dù số vụ phạm pháp hình sự và số người phạm tội giảm, nhưng một số loại tội phạm nghiêm trọng tăng và diễn biến phức tạp như: số vụ giết người tăng 1,44%, tội phạm môi trường tăng 19,18%, tội phạm về ma túy tăng 10,13% với diễn biến phức tạp trên nhiều tuyến, địa bàn trọng điểm.
Nghiêm trọng hơn, các vụ án giết nhiều người, đặc biệt là các vụ giết người thân trong gia đình tăng 5,66%, với thủ đoạn dã man, tàn bạo, thể hiện sự xuống cấp về mặt đạo đức, lối sống của một số đối tượng, gây bức xúc trong xã hội.
Cùng với đó, tội phạm có tổ chức, nhất là băng, nhóm bảo kê, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, tổ chức các hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá, tranh giành địa bàn hoạt động vẫn có dấu hiệu phức tạp.
Tội phạm thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng, sử dụng công nghệ cao, buôn lậu, gian lận thương mại, môi trường, khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép vẫn diễn biến phức tạp với nhiều vụ việc, gây bức xúc trong dư luận, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.
Ủy ban Tư pháp cũng chỉ rõ, những vi phạm pháp luật và tội phạm nổi lên nêu trên không chỉ mới xuất hiện trong năm 2017 mà đã kéo dài nhiều năm và đang tiếp tục gia tăng với tính chất ngày càng nghiêm trọng cho thấy hiệu quả công tác phòng ngừa còn nhiều hạn chế.
Xử lý trách nhiệm chưa nghiêm
Lý giải về tình trạng tội phạm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều loại hình tội phạm gia tăng, hoạt động mạnh động gây bất an cho đời sống xã hội đã có không ít ý kiến cho rằng trong số nhiều nguyên nhân thì nguyên nhân chính là các yếu tố về kinh tế - xã hội tác động. Điều này có thể hiểu là do ảnh hưởng từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động đến các chuẩn mực xã hội, giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn, giá trị đồng tiền lên ngôi, khoảng cách giàu nghèo tăng, số người thất nghiệp cao. Đồng thời với sự bùng nổ thông tin, mạng xã hội với sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại có nội dung bạo lực, khiêu dâm, đồi trụy... đã làm suy thoái đạo đức một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là thanh thiếu niên.
Bên cạnh đó, ý thức pháp luật và đấu tranh phòng chống tội phạm trong quần chúng nhân dân cũng chưa cao. Thậm chí đối với nhiều người khi chứng kiến các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật lại xem đó là chuyện bình thường, hay tỏ thái độ dửng dưng không quan tâm. Trong khi việc giáo dục phổ biến pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên và thế hệ trẻ nói chung lại chưa được quan tâm đúng mức, thiếu thuyết phục và thực tiễn.
Công an tỉnh Lạng Sơn phá vụ vận chuyển ma túy lớn
Bên cạnh những mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động, một trong những nguyên nhân khác góp phần làm gia tăng tình trạng này là từ các bất cập, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội khi hiện nay chúng ta còn nhiều thiếu sót, sơ hở trong công tác quản lý kinh tế, quản lý đất đai, công tác thanh tra, kiểm tra theo ngành, theo lĩnh vực chưa thực sự hiệu quả.
Tệ hơn, trong những vi phạm pháp luật lại có cả sự tham gia, tiếp tay của một số cán bộ nhà nước thoái hóa biến chất. Công tác phòng ngừa, phòng chống vi phạm pháp luật và công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án còn có những hạn chế. Vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, chưa xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu, người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý khi để xảy ra vi phạm pháp luật, thậm chí có cả trường hợp “bảo kê” cho vi phạm pháp luật.
Rõ ràng, để bảo đảm an ninh trật tự xã hội, an toàn cho người dân, đem lại bình yên cuộc sống, đòi hỏi Chính phủ và các bộ, ngành chức năng cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo tính nghiêm minh, đủ sức răn đe và phòng ngừa tội phạm. Xác định rõ trách nhiệm từng cấp, từng ngành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và tiến hành xử lý nghiêm bất kỳ cá nhân ở vị trí nào nếu có tiêu cực, vi phạm. Tăng cường phát huy sự tham gia của toàn dân với nòng cốt là lực lượng Công an trong đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Đồng thời, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải xử lý nghiêm túc, kịp thời, đúng người, đúng tội, không nể nang, né tránh đối với bất kỳ ai vi phạm pháp luật và bất kỳ loại tội phạm nào. Bên cạnh đó, cần thay đổi việc giáo dục, chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đạo đức và các chuẩn mực xã hội cho mọi người, nhất là đối với giới trẻ nhằm ngăn chặn và đầy lùi những hành vi sai lệch, vi phạm pháp luật.
Theo MINH KHANG/sggp.org.vn