设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【soi keo real】Tìm lời giải cho tình trạng quá tải các cảng cá ở Bình Định 正文

【soi keo real】Tìm lời giải cho tình trạng quá tải các cảng cá ở Bình Định

来源:Empire777 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-25 23:20:00

ảnh mới

Tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy nhơn. Ảnh GC

Thực trạng quá tải tại các cảng cá

Sau 20 ngày đánh bắt trên biển,ìmlờigiảichotìnhtrạngquátảicáccảngcáởBìnhĐịsoi keo real tàu cá của ông Đỗ Xuân Hoàng, ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định khai thác được 20 tấn cá. Trừ hết chi phí, chuyến đi này, tàu cá của ông Hoàng thu lãi khoảng 300 triệu đồng. Thế nhưng, thay vì trở về cảng cá Tam Quan để xuống cá, thì ông Hoàng phải bỏ thêm một khoản đáng kể tiền nhiên liệu khi di chuyển thêm hàng chục hải lý để đưa tàu vào neo ở cảng Quy Nhơn.

Tại cảng cá Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, cửa biển Tam Quan, huyện Hoài Nhơn là nơi ra vào duy nhất của 2.268 tàu cá với tổng công suất trên 1,1 triệu mã lực. Trong đó, có đến 2.091 tàu đánh bắt xa bờ. Trở về sau chuyến đánh bắt dài ngày trên biển nhưng đã mất hơn 2 giờ đồng hồ, nhiều chủ tàu vẫn phải ngược xuôi tìm phương tiện hỗ trợ vì bị mắc kẹt khi vào cảng.

Cảng cá Tam Quan thực chất chỉ là 21 điểm lên xuống cá do tư nhân tự đầu tư xây dựng. Chính vì thế, các điểm lên cá này chỉ có thể coi là tạm bợ khiến cả ngành chức năng và ngư dân gặp không ít khó khăn. Do cảng cá không được đầu tư bài bản nên mỗi khi tàu cá về bến, ban quản lý cảng cá phải cử người xuống từng tàu để cập nhật sản lượng và tiến hành xác nhận nguồn gốc thủy sản cho ngư dân. Khi số lượng tàu cá cập cảng quá nhiều, hiện tượng quá tải sẽ xảy ra. Hơn thế nữa, từ nhiều năm nay, cửa biển Tam Quan, huyện Hoài Nhơn liên tục bị cát bồi lấp. Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều phương án khắc phục, khơi thông dòng chảy, nhưng chưa giải quyết được dứt điểm.

Thêm một bất cập khác, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) công bố danh sách 38 cảng cá của 16 tỉnh, thành ven biển trên cả nước được chỉ định để xác nhận nguồn gốc thủy sản thì tỉnh Bình Định có 1 cảng loại I là cảng Quy Nhơn, 2 cảng loại II là cảng Đề Gi và cảng Tam Quan. Thế nhưng, theo Luật Thủy sản 2017 thì các cảng cá ở Bình Định chưa đủ điều kiện để được xác nhận nguồn gốc thủy sản. Thêm vào đó, do gặp khó khi ra vào cảng, 50% tàu cá tại Hoài Nhơn đã không về cảng Tam Quan để xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

Ông Trần Văn Phúc - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định cho biết: “Đối với Bình Định thì cảng cá Tam Quan và một số cảng khác thực chất gọi là cảng cá nhưng không đạt tiêu chuẩn so với quy định. Thời gian qua địa phương phải chuyển các tàu khai thác vào các cảng cá được chỉ định của Bộ NN&PTNT là cảng cá Quy Nhơn và Đề Gi để làm công tác xác nhận nguồn gốc thủy sản và đã xảy ra tình trạng quá tải thường xuyên rất khó cho công tác quản lý, đặc biệt là việc truy xuất nguồn gốc thủy sản để tránh thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu”.

Không thể về cảng Tam Quan, phần lớn tàu thuyền tập trung về cảng Quy Nhơn khiến cảng cá này rơi vào tình trạng quá tải. Gần 200 tàu thuyền cùng dồn về đây để neo đậu và làm dịch vụ hậu cần nghề cá đã khiến tình hình an ninh trật tự tại đây bị lộn xộn. Không ít tàu cá đã phải chấp nhận phương án xuống cá vào lúc một hai giờ sáng để tránh áp lực và cá không bị giảm chất lượng khi chờ xuống cảng. Đã có hiện tượng tư thương lợi dụng khó khăn này để ép giá ngư dân.

ảnh mới
Lối vào cảng cá Tam Quan thường xuyên bị bồi lấp. Ảnh GC
Sớm đầu tư, nâng cấp các cảng cá đạt chuẩn

Ông Đào Xuân Thiện - Giám đốc Ban Quản lý cảng cá tỉnh Bình Định cho rằng: “Năng lực khai thác của đội tàu Bình Định rất lớn so với hạ tầng nghề cá hiện đang có, tỉnh đã nhìn thấy thực trạng đó nên đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp cùng các ngành khác tạo điều kiện đầu tư, nâng cấp các cảng cá đang có hiện nay. Nếu như trong trường hợp tàu vào quá tải thì chúng tôi chủ động trong việc điều động sắp xếp, ví dụ như khi tàu ít thì mình cho tàu cập ngang nhưng nếu tàu nhiều thì phải cho tàu cập mũi và hơn nữa là phải đăng ký trước theo quy định, tàu nào đăng ký vào trước thì chúng tôi bố trí vào trước, khi nào xuống hàng xong thì phải rời vị trí cho tàu khác vào cập cảng”.

Hệ thống cảng cá ở các tỉnh Nam Trung bộ nói chung, tỉnh Bình Định nói riêng không chỉ làm công tác dịch vụ hậu cần nghề cá mà còn là điểm neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền khai thác thủy sản. Ngay với cảng cá Quy Nhơn có quy mô rộng 3,5 ha, năng lực đảm bảo tối đa khoảng 500 tàu thuyền neo đậu, nhưng vào thời điểm mưa bão thường có trên 1.000 tàu thuyền trong và ngoài tỉnh đến neo đậu, tránh trú bão gây tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao.

Ông Trần Văn Phúc - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định kiến nghị: “Địa phương đang rất mong muốn trong thời gian sắp tới Bộ NN&PTNT đầu tư nâng cấp cảng cá Tam Quan và một số cảng khác đúng yêu cầu, đáp ứng được các tiêu chí. Thứ nhất là để các tàu thuyền ra vào thuận lợi, thứ hai là để xác nhận nguồn gốc thủy sản tỉnh Bình Định giảm áp lực đối với các cảng còn lại”.

Thống kê của ngành Nông nghiệp, thời điểm này, số lượng cảng cá đạt yêu cầu trên cả nước là khoảng 66%, cảng cá đảm bảo vai trò là khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cũng chỉ đạt 46% so với quy hoạch. Ngoài ra, các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho việc bốc dỡ hàng hóa của cảng; hệ thống xử lý nước thải, hệ thống điện, nước của hấu hết các cảng cá chưa đáp ứng nhu cầu...

Định hướng đầu tư cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho phương tiện nghề cá đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao giá trị gia tăng phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đã được ngành chức năng đặt ra. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng khắc phục cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban châu Âu./.

Gia Cư

热门文章

1.696s , 7587.28125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【soi keo real】Tìm lời giải cho tình trạng quá tải các cảng cá ở Bình Định,Empire777  

sitemap

Top