Bao quát quản lý hoạt động XNK của thương nhân
Nghị định 69 quy định rõ ràng,ámsátchặtchẽhànghóatạmnhậptáixuấkeo nha cai .tv chặt chẽ các điều kiện liên quan đến hoạt động gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, đảm bảo chống được gian lận thương mại, đảm bảo chất lượng hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).
Theo đó, Nghị định 69 quy định đối với hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.
Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công thương cấp giấy phép.
Hơn nữa, tại Điều 8, Nghị định 69 cũng quy định một số mặt hàng đặc biệt được Nhà nước ưu tiên quản lý xuất nhập khẩu (XNK) theo quy định riêng.
Thứ nhất, tái xuất khẩu các loại vật tư nhập khẩu chủ yếu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ để nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu chỉ được tái xuất khẩu thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc theo giấy phép của Bộ Công thương. Bộ Công thương công bố danh mục hàng hóa tái xuất theo giấy phép cho từng thời kỳ và tổ chức thực hiện.
Thứ hai, Bộ Công thương có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu gỗ các loại từ các nước có chung đường biên giới phù hợp với pháp luật Việt Nam và các nước cũng như các thỏa thuận có liên quan của Việt Nam với các nước hoặc văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba, việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an quy định việc cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu.
Thứ tư, việc nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh thực hiện theo giấy phép của Bộ Công thương trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Tại Điều 12, Nghị định 69 cũng có quy định riêng cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu nhằm ngăn ngừa tình trạng XNK hàng hóa có khả năng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định cụ thể hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và công bố công khai danh mục kèm theo mã HS hàng hóa.
Yêu cầu kiểm tra kiểm soát hải quan
Liên quan đến vai trò quản lý của cơ quan hải quan và trách nhiệm của thương nhân đối với hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa; hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu, nghị định quy định rõ: Trường hợp cần kéo dài thời hạn lưu hàng tại Việt Nam, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.
Nghị định 69 cũng quy định trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc kiểm soát hàng hóa chuyển khẩu. Theo đó, hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nghị định 69 giao Bộ Tài chính chỉ đạo ngành Hải quan có kế hoạch cung cấp cho Bộ Công thương và các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan tham gia công tác quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất số liệu theo định kỳ và đột xuất về các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất; các loại hình kinh doanh; kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo danh mục mặt hàng, thị trường.
Hải quan cũng có trách nhiệm theo dõi hoạt động thương nhân nhận gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công và đối với sản phẩm gia công xuất khẩu; được thuê thương nhân khác gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước; phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết...
Điều 34, giao Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hàng hóa tạm nhập, tái xuất từ khi nhập khẩu vào Việt Nam cho đến khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam theo quy định của pháp luật hải quan.
Định kỳ hàng quý cung cấp thông tin, số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho Bộ Công thương và cung cấp thông tin, số liệu đột xuất theo đề nghị của Bộ Công thương để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
Thông báo cho Bộ Công thương và UBND cấp tỉnh có liên quan trong các trường hợp: DN vi phạm quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất và kinh doanh chuyển khẩu; có hiện tượng ách tắc hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu tại các cảng, cửa khẩu để phối hợp điều hành, xử lý.../.
Ngọc Linh